Chương 1: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

– Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng thấm nước, dạng hạt và dạng sữa.

– Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.

II. Quy trình thực hành

1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại.

a) Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác

Nhóm độc 1: rất độc, “nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ ở dưới cùng nhãn.

Nhóm độc 2: “Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng dưới cùng nhãn.

Nhóm độc 3: “Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch nét đứt (có thể có hoặc không), có vạch màu xanh dưới cùng nhãn.

b) Tên thuốc: bao gồm: bao gồm tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc

    Ví dụ: Padan 95 SP.

    – Padan: thuốc trừ sâu Padan.

    – 95: 95% chất tác dụng.

    – SP: thuốc bột tan trong nước.

    Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng, thể tích… Trên vạch dưới cùng của nhãn còn in các quy định về an toàn lao động.

2. Quan sát một số dạng thuốc

III. Thực hành

– Học sinh nhận biết và giải thích các kí hiệu ghi trên nhãn thuốc.

– Phân biệt các mẫu thuốc (màu sắc, dạng thuốc, …).

IV. Đánh giá kết quả

Học sinh đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống