Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
(trang 50 sgk Công nghệ 7): Hãy nêu ví dụ về loại hình luân canh cây trồng mà em biết.
Trả lời:
– Ngô đông xuân (từ tháng 1 – 5).
– Đậu tương hè (từ tháng 6 – 11).
– Ớt ngọt (từ tháng 1- 5 năm sau).
– Cải ngọt (từ tháng 5 – 6 năm sau).
– Đậu đũa (từ tháng 6 -9 năm sau).
Tham khảo bài 21 Công nghệ 7:
(trang 21 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết.
Trả lời:
– Ớt xen đậu.
– Ngô xen mía.
(trang 21 sgk Công nghệ 7): Ở địa phương em đã gieo trồng được mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng?
Trả lời:
Ở địa phương em đã trông được 3 vụ trong năm trên một mảnh ruộng. Một vụ màu, hai vụ lúa.
(trang 21 sgk Công nghệ 7): Em hãy chọn các nhóm từ trong ngoặc ( độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu, bệnh, sản phẩm thu hoạch, ánh sáng, đất) để điền vào chỗ trống trong vở bài tập cho thích hợp (mỗi nhóm từ có thể điền vào nhiều chỗ của các câu).
– Luân canh làm cho đất tăng (1) và (2).
– Xen canh sử dụng hợp lí (3) và (4).
– Tăng vụ góp phần tăng thêm (5) và (6).
Trả lời:
– Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.
– Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
– Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.
Tham khảo bài 21 Công nghệ 7:
Câu 1 trang 51 sgk Công nghệ 7: Thế nào là luân canh, tăng vụ? Ở địa phương em đã áp dụng các phương thức canh tác này như nào? Cho ví dụ minh hoạ
Lời giải:
– Luân canh là trồng nhiều loại cây trên một diện tích. Ví dụ trồng ớt với ngô trên cùng một thửa ruộng.
– Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích đất. Trước ta trồng 2 vụ nhưng do tiến bộ nên ta có thể tăng lên 3 – 4 vụ một năm.
– Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp canh tác tăng vụ, xen canh: Địa phương có 2 vụ lúa, một vụ màu. Ngoài ra còn có xen canh ngô và mía.
Tham khảo bài 21 Công nghệ 7:
Câu 2 trang 51 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu tác dụng của việc luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất và trồng trọt.
Lời giải:
– Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.
– Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
– Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.
Tham khảo bài 21 Công nghệ 7:
A. Lý thuyết
I. Luân canh, xen canh, tăng vụ
– Là những phương thức canh tác phổ biến trong trồng trọt.
1. Luân canh
Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
Năm thứ 1: Trồng ngô hoặc đỗ (tháng 1 đến tháng 5).
Trồng lúa mùa chính vụ (từ tháng 7 đến tháng 12).
Năm thứ 2: Trồng khoai lang (từ tháng 12 đến tháng 5).
Trồng lúa hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8).
Trồng lúa mùa muộn (từ tháng 8 đến tháng 12).
Có các loại hình luân canh như sau:
– Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.
– Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.
Công thức luân canh hợp lí cần chú ý đến các yếu tố: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng là nhiều hay ít và khả năng chống sâu, bệnh của mỗi loại cây trồng.
2. Xen canh:
Em hãy nêu một vài ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết.
3. Tăng vụ: là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một thửa ruộng.
II. Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ
– Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.
– Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và điều hoà dinh dưỡng.
– Tăng vụ góp phần tăng thêm: sản phẩm thu hoạch.
Câu 1: Luân canh là
A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích
D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ
Đáp án: A
Giải thích : (Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích – SGK trang 50)
Câu 2: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?
A. Cây hoa hồng
B. Cây đậu tương
C. Cây bàng
D. Cây hoa đồng tiền
Đáp án: B
Giải thích : (Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây đậu tương – SGK trang 50)
Câu 3: Có mấy hình thức luân canh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích : (Có 2 hình thức luân canh: Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau và luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước – SGK trang 50)
Câu 4: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào?
A. Cây sen
B. Cây bèo tây
C. Cây lúa
D. Cây khoai lang
Đáp án: C
Giải thích : (Cây đỗ có thể luân canh với cây lúa – SGK trang 50)
Câu 5: Năm thứ 1 trồng ngô hoặc đỗ nên từ tháng mấy?
A. từ tháng 12 đến 5
B. từ tháng 1 đến 5
C. từ tháng 5 đến 8
D. từ tháng 8 đến 12
Đáp án: B
Giải thích : (Năm thứ 1 trồng ngô hoặc đỗ nên từ tháng 1 đến 5 – SGK trang 50)
Câu 6: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ?
A. Tăng độ phì nhiêu
B. Điều hòa dinh dưỡng đất
C. Giảm sâu bệnh
D. Tăng sản phẩm thu hoạch
Đáp án: D
Giải thích : (Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ là tăng sản phẩm thu hoạch – SGK trang 51)
Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào?
A. Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng
B. Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng
C. Cả A và B
D. A hoặc B
Đáp án: C
Giải thích : (Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh là:
+ Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng
+ Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng – SGK trang 50)
Câu 8: Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng các yếu tố nào?
A. Diện tích
B. Chất dinh dưỡng
C. Ánh sáng
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích : (Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng… – SGK trang 50)
Câu 9: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào?
A. từ tháng 12 đến 5
B. từ tháng 1 đến 5
C. từ tháng 5 đến 8
D. từ tháng 8 đến 12
Đáp án: A
Giải thích : (Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là từ tháng 12 đến 5 – SGK trang 50)
Câu 10: Tăng vụ là như thế nào?
A. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
B. Tăng sản phẩm thu hoạch
C. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích : (Tăng vụ là:
+ Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm.
+ Tăng sản phẩm thu hoạch.