Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
(trang 66 sgk Công nghệ 7): Em cho biết tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?
Trả lời:
Cần cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
(trang 67 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát hình 43 và ghi vào vở bài tập thứ tự các bước vào dưới mỗi hình cho đúng với quy trình trồng cây rễ trần:
– Tạo lỗ trong hố đất.
– Đặt cây vào lỗ trong hố.
– Lấp đất kín gốc cây.
– Nén đất.
– Vun gốc.
Trả lời:
– Thứ tự các hình đúng với quy trình trồng cây rễ trần là:
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
(trang 68 sgk Công nghệ 7): Theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?
Trả lời:
Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng cây con, vì trồng bằng cây con thì sẽ phục hồi nhanh và sinh trưởng phát triển tốt hơn các cách khác.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
Câu 1 trang 68 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Nam nước ta.
Lời giải:
– Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.
– Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Trung, Nam là mùa mưa.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
Câu 2 trang 68 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng.
Lời giải:
– Kích thước hố:
+ Loại 1: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 30 cm.
+ Loại 2: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 40 cm.
– Kĩ thuật đào hố:
+ Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố.
+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu mỡ để riêng bên miệng hố.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
Câu 3 trang 68 sgk Công nghệ 7: Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trông cây con có bầu và cây con rễ trần.
Lời giải:
– Quy trình trồng cây con có bầu:
+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
+ Rạch bỏ vỏ bầu.
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.
+ Lấp và nén đất lần 1.
+ Lấp và nén đất lần 2.
+ Vun gốc.
– Quy trình trồng cây non rễ trần:
+ Tạo lỗ trong hố đất.
+ Đặt cây vào lỗ trong hố.
+ Lấp đất kín gốc cây.
+ Nén đất.
+ Vun gốc.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
Câu 4 trang 68 sgk Công nghệ 7: Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay rễ trần, tại sao?
Lời giải:
Ở địa phương em nếu có trồng rừng thì sẽ trồng bằng cây con có bầu. Vì cây sẽ phát triển tốt đồng thời rễ cây được bảo vệ hơn so với dùng cây rễ trần.
Tham khảo bài 26 Công nghệ 7:
A. Lý thuyết
I. Thời vụ trồng rừng
– Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu
+ Mùa trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc: xuân và thu.
+ Mùa trồng rừng ở các tỉnh phía Nam và miền Trung: mùa mưa.
II. Làm đất trồng cây
Đào hố là cách làm đất phổ biến trong trồng rừng.
1. Kích thước hố:
Loại |
Kích thước hố (cm) |
||
Chiều dài miệng hố | Chiều rộng miệng hố | Chiều sâu | |
1 | 30 | 30 | 30 |
2 | 40 | 40 | 40 |
2. Kĩ thuật đào hố
Bước 1: Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
Bước 2: Lấy lớp đất màu trộn với phân bón theo tỉ lệ 1kg phân hữu cơ ủ hoại với 100g supe lân và 100g NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố (lớp đất màu đã trộn phân bón cho vào trước).
Bước 3: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
III. Trồng rừng bằng cây con
1. Trồng cây con có bầu: Được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.
Quy trình trồng:
a) Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
b) Rạch vỏ bầu.
c) Đặt bầu vào lỗ trong hố.
d) Lấp và nén đât lần 1.
e) Lấp và nén đất lần 2.
f) Vun gốc.
2. Trồng cây con rễ trần:
Được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ, nơi đất ẩm và tốt.
a) Tạo lỗ trong hố đất.
b) Đặt cây vào lỗ trong hố.
c) Lấp đất kín cổ rễ cây.
d) Nén đất.
e) Vun gốc.
Ngoài hai cách trồng cây rừng trên, người ta còn tạo cây rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố.
Câu 1: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là
A. Mùa xuân.
B. Mùa thu.
C. Mùa Hạ.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích : (Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu – SGK trang 65)
Câu 2: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: B
Giải thích : (Có 3 bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng là:
Đào hố → Trộn đất màu và lấp đất → Lấp đầy hố – SGK trang 66 )
Câu 3: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là:
A. 30 x 30 x 30 cm
B. 30 x 40 x 30 cm
C. 40 x 40 x 40 cm
D. 40 x 40 x 30 cm
Đáp án: A
Giải thích : (Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là 30 x 30 x 30 cm – SGK trang 65)
Câu 4: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với loại phân bón gì?
A. Phân hữu cơ ủ hoai.
B. Supe lân.
C. NPK
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích : (Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với: Phân hữu cơ ủ hoai, supe lân và NPK – SGK trang 66)
Câu 5: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?
A. 4 .
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Đáp án: C
Giải thích : (Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước:
Tạo lỗ trong hố đất → Rạch bỏ vỏ bầu → Đặt bầu vào trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc – Hình 42, SGK trang 66)
Câu 6: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.
Đáp án:
Giải thích : (Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc – Hình 43, SGK trang 67)Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc – Hình 43, SGK trang 67)
Câu 7: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?
A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.
D. Cả A, C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích : (Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải lớn hơn chiều cao bầu đất – Hình 42, SGK trang 66)
Câu 8: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?
A. 5 – 10 phút.
B. 3 – 5 phút.
C. 15 – 20 phút.
D. 10 – 15 phút.
Đáp án: D
Giải thích : (Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong 10 – 15 phút để giúp tăng cường sức sống của cây – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 68)
Câu 9: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:
A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.
B. Đất tốt và ẩm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C
Giải thích : (Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp: Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe và đất tốt và ẩm – SGK trang 67)
Câu 10: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm:
A. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
B. 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
C. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.
D. 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
Đáp án: A
Giải thích : (Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm: 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 68)