Chương 2: Khai thác và bảo vệ rừng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

(trang 75 sgk Công nghệ 7): Em cho biết tình hình rừng của nước ta hiện nay như thế nào?

Trả lời:

Rừng ở nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích v độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng .

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

(trang 76 sgk Công nghệ 7): Liên hệ bài đã học và thực tế sản xuất, em hãy nêu dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng, cháy rừng,…

Trả lời:

– Rừng có vai trò phòng hộ, ngăn lũ quét tràn về. Hậu quả của việc chặt phá rừng đi là hằng năm ta phải chứng kiến các trận lũ quét như ở Lào Cai, Lai Châu,… cuốn trôi nhà cửa, ruộng đất,… gây thiệt hại lớn về người, đất bị xói mòn. Vd như vụ lũ quét ở Lai Châu năm 2014 khiến khoảng 20 người thiệt mạng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, nhà cửa,…

– Rừng cũng có vai trò làm sạch không khí, cụ thể là nhờ rừng mà hiện tượng khói bụi, khói mù,… được giảm thiểu. Nhưng khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc.

– Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,… Vụ cháy rừng ở Thanh Hóa đã làm cháy hàng trăm hecta rừng, mất diện tích lớn rừng phòng hộ.

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

(trang 77 sgk Công nghệ 7): Vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không, tại sao?

Trả lời:

Không, việc khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ áp dụng đối với đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng.

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

Câu 1 trang 77 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.

Lời giải:

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:

       + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

       + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.

       + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

Câu 2 trang 77 sgk Công nghệ 7: Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?

Lời giải:

– Những biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng:

       + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản trái pháp, săn bán đông vật rừng. Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp.

       + Chính quyền địa phương cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

       + Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

Câu 3 trang 77 sgk Công nghệ 7: Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta.

Lời giải:

– Đối tượng khoanh nuôi bao gồm:

       + Đất đã mất rừng, nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

       + Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tần đất mặt dày trên 30cm.

Tham khảo bài 29 Công nghệ 7:

I. Ý nghĩa

    Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống sản xuất của xã hội. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng đã mất.

II. Bảo vệ rừng

1. Mục đích:

    – Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

    – Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

2. Biện pháp:

    – Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản, săn giết động vật trái phép.

    – Chính quyền, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, …

    – Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng, sản xuất khi được cơ quan lâm nghiệp cấp phép và phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

III. Khoanh nuôi phục hồi rừng

1. Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.

2. Đối tượng đã khoanh nuôi:

    Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng:

    – Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

    – Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

3. Biện pháp khoanh nuôi

    Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.

    Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.

    Tra hạt hay trồng cây vào khoảnh đất lớn.

Câu 1: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:

A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi.

B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.

C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay.

D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.

Đáp án: A

Giải thích : (Các loài động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam là: Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi… – Phần có thể em chưa biết, SGK trang 74)

Câu 2: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích : (Mục đích của việc bảo vệ rừng:

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất – SGK trang 75)

Câu 3: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:

A. 19-8-1991

B. 18-9-1991

C. 19-8-1993

D. 18-9-1992

Đáp án: A

Giải thích : (Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày 19-8-1991 – SGK trang 75)

Câu 4: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:

A. Gây cháy rừng

B. Khai thác rừng có chọn lọc.

C. Mua bán lâm sản trái phép.

D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.

Đáp án: B

Giải thích : (Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ: Khai thác rừng có chọn lọc – SGK trang 75)

Câu 5: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

A. Định canh, định cư.

B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích : (Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

– Định canh, định cư.

– Phòng chống cháy rừng.

– Chăn nuôi gia súc – SGK trang 75)

Câu 6: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích : (Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

– Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

– Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng – SGK trang 75,76)

Câu 7: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

A. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

B. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.

C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

D. Cả A, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích : (Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

– Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. – Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm – SGK trang 76)

Câu 8: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:

A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.

B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.

C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.

D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.

Đáp án: C

Giải thích : (Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm có: Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn – SGK trang 76)

Câu 9: Rừng nhiệt đới trên thế giời bị pha hủy bao nhiêu % một năm?

A. 2 %

B. 3 %

C. 5 %

D. 7 %

Đáp án: A

Giải thích : (Rừng nhiệt đới trên thế giời bị pha hủy 2 % một năm – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 77)

Câu 10: Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng:

A. 2 triệu ha.

B. 3 triệu ha.

C. 4 triệu ha.

D. 5 triệu ha

Đáp án: B

Giải thích : (Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng 3 triệu ha – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 77)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 994

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống