Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
– Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật các giống gà Ri, gà Lơ go, gà Đông Cảo, gà Hồ, …
– Thước đo.
II. Quy trình thực hành
Bước 1: Nhận xét ngoại hình
Hình dáng toàn thân:
Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài.
Loại hình sản xuất thịt: thể hình ngắn.
Màu sắc lông, da:
Ví dụ: Gà Ri da vàng hoặc vàng trắng, lông: pha tạp từ nâu, vàng nâu.
Các đặc điểm nổi bật: mào, tích, tai, chân, …
Bước 2: Đo một số chiều đo chọn gà mái:
– Đo khoảng cách giữa hai xương háng.
– Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.
III. Thực hành
Học sinh thực hành từng nhóm nhỏ theo quy trình trên. Ghi chép vào vở bài tập kết quả quan sát và đo kích thước của gà theo mẫu bảng sau:
Giống gà | Đặc điểm quan sát | Kết quả đo | Ghi chú (rộng, hẹp) | |||
Hình dáng toàn thân | Màu sắc lông, da | Các đặc điểm nổi bật | Rộng, háng (cm) | Rộng xương lưỡi hái – háng (cm) | ||
Gà ri | Nhỏ bé, chân thấp | Đa màu, da vàng | Thịt thơm, ngon | 8 cm | 8,5 cm | Hẹp |
Gà tây | To, cao | Lông trắng | Thịt bở, không ngon | 11 cm | 12 cm | Rộng |
IV. Đánh giá kết quả
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn cụ thể của giáo viên.