Chương 1: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

(trang 99 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 63 và cho biết các vật nuôi (trâu, lợn, gà) đang ăn thức ăn gì?

Trả lời:

– Trâu ăn rơm.

– Lợn ăn cám.

– Gà ăn thóc

(trang 99 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 64 và tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật hay chất khoáng?

Trả lời:

– Ta sẽ phân loại được như sau:

       + Nguồn gốc từ thực vật: cơm, gạo, bột sắn, khơ dầu đậu tương.

       + Nguồn gốc động vật: bột cá.

       + Nguồn gốc từ chất khống: premic khống, premic vitamin.

Tham khảo bài 37 Công nghệ 7:

(trang 101 sgk Công nghệ 7): Em hãy nhận xét nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng .

Trả lời:

– Nguồn gốc thực vật: Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô.

– Nguồn gốc động vật: Bột cá.

(trang 101 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát hình 65 rồi ghi vào vở bài tập tên của các loại thức ăn ứng với kí hiệu cảu từng hình tròn.

Trả lời:

– Dựa vào bảng 4. Ta có kết quả như sau:

       + Hình a: Rau muống.

       + Hình b: Rơm lúa.

       + Hình c: Khoai lang củ.

       + Hình d: Ngơ hạt.

       + Hình e: Bột cá

Tham khảo bài 37 Công nghệ 7:

Câu 1 trang 101 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

Lời giải:

– Có 3 nguồn gốc của thức ăn vật nuôi:

       + Nguồn gốc động vật: Bột cá,…

       + Nguồn gốc thực vật: Cám, ngô, sắn,…

       + Chất khoáng: Premic khoáng, Premic Vitamin.

Tham khảo bài 37 Công nghệ 7:

Câu 2 trang 101 sgk Công nghệ 7: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

Lời giải:

– Thức ăn có nước và chất khô:

– Phần khô có: protein, gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng.

Tham khảo bài 37 Công nghệ 7:

I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi

1. Thức ăn vật nuôi

    – Một số loại thức ăn của các vật nuôi sau:

    Lợn ăn các loại thức ăn thực vật và động vật (ăn tạp).

    Trâu, bò ăn các loại thức ăn thực vật.

    Gà, vịt ăn các loại thức ăn hạt ngô, thóc.

    – Như vậy vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí và tiêu hoá của chúng.

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi

    Nguồn gốc từ thực vật: cám gạo, ngô vàng, bột sắn, khô dầu đậu tương.

    Nguồn gốc từ động vật: bột cá.

    Nguồn gốc khoáng: premic khoáng.

II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

    – Nguồn gốc thực vật gồm các loại thức ăn: được chế biến từ thực vật thiên nhiên: rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô (bắp).

    – Nguồn gốc động vật gồm các loại thức ăn: bột cá, bột tôm, bột thịt, …

    – Nguồn gốc khoáng, vitamin có trong các loại thức ăn: dưới dạng muối không độc chứa canxi, photpho, natri, …

    – Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin, … Loại thức ăn khác nhau thì có thành phần dinh dưỡng khác nhau.

Câu 1: Rơm lúa là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây?

A. Trâu.

B. Lợn.

C. Gà.

D. Vịt.

Đáp án: A. Trâu.

Giải thích : (Rơm lúa là loại thức ăn cho trâu – Hình 63 SGK trang 99)

Câu 2: Có mấy nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích : (Có 3 nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

– Nguồn gốc thực vật

– Nguồn gốc động vật

– Chất khoáng – SGK trang 99)

Câu 3: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?

A. Cám.

B. Khô dầu đậu tương.

C. Premic vitamin.

D. Bột cá.

Đáp án: D. Bột cá.

Giải thích : (Loại thức ăn vật nuôi có nguồn gốc động vật là: bột cá – Hình 64 SGK trang 100)

Câu 4: Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn gồm có các loại thức ăn sau, trừ:

A. Cám.

B. Ngô.

C. Premic khoáng.

D. Bột tôm.

Đáp án: D. Bột tôm.

Giải thích : (Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn gồm có các loại thức ăn sau, trừ: bột tôm – Hình 64 SGK trang 100)

Câu 5: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc chất khoáng?

A. Cám.

B. Khô dầu đậu tương.

C. Premic vitamin.

D. Bột cá.

Đáp án: C. Premic vitamin.

Giải thích : (Loại thức ăn vật nuôi có nguồn gốc chất khoáng là: Premic vitamin – Hình 64 SGK trang 100)

Câu 6: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ nước chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Ngô hạt.

D. Rơm lúa.

Đáp án: A. Rau muống.

Giải thích : (Loại thức ăn có tỉ lệ nước chiếm cao nhất là: rau muống – Bảng 4 SGK trang 100)

Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Bột cá.

D. Rơm lúa.

Đáp án: C. Bột cá.

Giải thích : (Loại thức ăn có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất là: bột cá – Bảng 4 SGK trang 100)

Câu 8: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Ngô hạt.

D. Rơm lúa.

Đáp án: C. Ngô hạt.

Giải thích : (Loại thức ăn có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất là: ngô hạt – Bảng 4 SGK trang 100)

Câu 9: Hàm lượng chất khô có trong bột cá là bao nhiêu %?

A. 87,3%

B. 73,49%

C. 91,0%

D. 89,4%

Đáp án: C. 91,0%

Giải thích : (Hàm lượng chất khô có trong bột cá là 91,0% – Hình 65 SGK trang 101)

Câu 10: Dạ dày của một số vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… có mấy túi?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B. 4.

Giải thích : (Dạ dày của một số vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… có 4 túi – Phần có thể em chưa biết, SGK trang 101)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống