Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
– Mẫu phân hoá học (ghi số mẫu thường dùng trong nông nghiệp).
– Dụng cụ: ống nghiệm thuỷ tinh, đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch.
II. Quy trình thực hành
Bước 1: Cho 15ml nước cất hoặc nước máy vào ống nghiệm.
Bước 2: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
Bước 3: Để lắng 2 phút quan sát mức độ hoà tan
– Nếu hoà tan: Đó là phân đạm và phân kali.
– Không hoặc ít hoà tan: là phân lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan (phân biệt đạm và kali).
Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
+ Nếu có mùi khai (mùi amoniac) đó là phân đạm.
+ Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan (phân biệt lân và vôi).
Quan sát màu sắc:
– Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân.
– Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.
III. Thực hành
Mẫu phân | Có hoà tan không? | Đốt trên than nóng đỏ có mùi khai không? | Màu sắc | Loại phân gì? |
Mẫu số 1 | Có | Có | Đạm | |
Mẫu số 2 | Không | Màu trắng, bột | Vôi | |
Mẫu số 3 | Không | Màu nâu | Phân lân | |
Mẫu số 4 | Có | Không | Phân kali |
IV. Đánh giá kết quả
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.