Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 9
- Giải Địa Lí Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 9
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9
Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 35 SBT Địa Lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa ở nước ta là
A. đường biển | C. đường bộ |
B. đường sắt | D. đường hàng không |
b) Nước ta hòa mạng Internet vào năm
A. 1995 | B. 1996 | C. 1997 | D.1998 |
Lời giải:
a) Chọn đáp án C
b) chọn đáp án B
Bài 2 trang 36 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 14
Bảng 14. CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI NƯỚC TA TRONG 2 NĂM 1999 VÀ 2010.
(Đơn vị %)
Năm | Tổng số | Trong đó | |||
Đường sắt | Đường bộ | Đường sông | Đường biển | ||
1999 | 100 | 2,6 | 64,2 | 26,8 | 6,4 |
2010 | 100 | 1,0 | 73,3 | 18,0 | 7,7 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải của nước ta của nước ta, năm 1999 và năm 2010.
b) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của các ngành giao thông vận tải.
Lời giải:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải của nước ta của nước ta, năm 1999 và năm 2010.
b) nhận xét:
Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải của nước ta của nước ta gồm các loại hình giao thông: Đường sắt, đường bộ, Đường sông, Đường biển.
Trong giao thông vận tải đường bộ có khổi lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất, năm 2010 77,3%; giao thông vận tải đường sắt chiếm tỉ tron nhỏ nhất là 1% (năm 2010).
Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải của nước ta của nước ta có sự thay đổi:
+ tăng tỉ trọng loại hình giao thông đường bộ và đường biển tăng từ 64,2% năm 1999 lên 73,3% năm 2010 đôi với đường bộ, đường biển tăng từ 6,4 năm 1999 lên 7,7% năm 2010.
+ giảm tỉ trọng giao thông đường sắt và sông, từ 2,6% (năm 1999) xuống 1% (năm 2010) đối với giao thông đường sắt, đường sông giảm từ 26,8% xuống 18%.
Bài 3 trang 36 SBT Địa Lí 9: Chứng minh rằng ngành bưu chính nước ta phát triển mạnh, ngành viễn thông phát triển hiện đại.
Lời giải:
Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh,…
Mật độ điện thoại tăng nhất nhanh từ 0,2 máy/100 dân (năm 1991) lên 7,1 máy/100 dân (năm 2002). Tốc độ phát triển điện thoại đứng thức 2 thế giới. Mạng lưới điện thoại được tự động hóa tới 90% các xã trên cả nước.
Năng lục mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Việt Nam có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối với các quốc gia trên thế giới Châu Á, Trung Cận Đông, Tây Âu,…
Nước ta hòa mạng Internet vào năm 1997, đã thúc đẩy các dịch vụ phát triển như: báo điện tử, Web, giao dịch buôn bán trên mạng….
Bài 4 trang 37 SBT Địa Lí 9: Điền vào hình 14 dưới đây 5 sân bay quốc tế, 5 hải cảng quốc tế và 5 cửa khẩu đường bộ.
Lời giải:
– 5 sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Đà Nằng (TP. Đà Nẵng), Tân Sân Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
– 5 cảng biển quốc tế: Hải Phòng (Hải Phòng),Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa), Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
– 5 của khẩu bộ: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tây Trang (Điện Bên), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh)