Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 51 SBT Địa Lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Trong sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng có ưu thế nổi trộn hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long về

A. diện tích C. sản lượng
B. năng suất D. bình quân lương thực theo đầu người

b) Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là:

A. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí.

B. công nghiệp luyện kim, hóa chất, cơ khí.

C. công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp nhiệt điện.

D. tất cả các ngành trên.

c) Tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh củng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:

A. Hà Nội – Hải Phòng – Nam Định.

B. Hà Nội – Hải Phòng – Hưng Yên.

C. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.

D. Hà Nội – Hải Phòng – Ninh Bình.

Lời giải:

a)Chọn đáp án B

b)Chọn đáp án A

c)Chọn đáp án C

Bài 2 trang 51 SBT Địa Lí 9: Căn cứ vào nội dung cho sẵn dưới đây và kiến thức đã học, hãy viết một đọan văn ngăn tóm tắt về hoạt động kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.

– Cơ cấu kinh tế của cùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 là: nông, lâm, ngư nghiệp: 12,6%; công nghiệp,xây dựng: 43,8%; dịch vụ: 43,6%.

– Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2010 là 21,2%.

– Tỉ lệ % tổng sản phẩm so với cả nước năm 2010 là 23,1%.

– Đúng thứ 2 cả nước trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

– Hà Nội, Hải Phòng: trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông vận tải.

Lời giải:

Đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế phát triển thứ 2 cả nước, tỉ lệ % tổng sản phẩm so với cả nước năm 2010 là 23,1%. Tỉ trọng cơ cấu GDP đnag có sự chuyển dich tích cưc, cơ cấu kinh tế của cùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 là: nông, lâm, ngư nghiệp: 12,6%; công nghiệp,xây dựng: 43,8%; dịch vụ: 43,6%.Là vùng đứng thứ 2 cả nước trong sản xuất lương thực, thực phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2010 là 21,2%. Vùng có 2 trung tâm kinh tế là Hà Nội, Hải Phòng – trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mạnh.

Bài 3 trang 52 SBT Địa Lí 9: Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta.

Lời giải:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của 2 vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài 4 trang 52 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 21:

Bảng 21: NĂNG XUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: tạ/ha)

Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
1995 36,9 44,4 40,4
2000 42,4 55,2 42,3
2010 53,4 59,2 54,7

a) Vẽ biểu đồ thể hiện năng xuất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm trên.

b) Tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.

Lời giải:

a)

Biểu đồ thể hiện năng xuất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm.

b)

Đồng bằng sông Hồng có năng xuất lúa cao nhất cả nước:

– Do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất như: lai tạo các giống lúa năng xuất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh; các dịch vụ phân bón…

– Dân cư trong ùng có kinh nghiệp trong trồng và chăm sóc cây lúa nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1038

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống