Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 33 SBT GDCD 6: Hãy nêu các biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Cho ví dụ.
Lời giải:
Tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người. Có ý thức đóng góp công sức, suy nghĩ vào những hoạt động chung do tập thể lớp, trường hoặc các đoàn thể tổ chức.
Ví dụ: Hòa luôn cố gắng học tập để đạt được danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện dù môn Toán học rất yếu.
Câu 2 trang 33 SBT GDCD 6: Hãy nêu rõ sự khác nhau giữa những biểu hiện tích cực, tự giác với lười biếng, không tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Lời giải:
Tích cực, tự giác | Lười biếng, không tự giác |
---|---|
Chủ động không cần ai nhắc nhở. Có kế hoạch Dám thực hiện ước mơ, chinh phục mục tiêu |
Ỷ lại, thụ động. Không có kế hoạch Gặp khó là nản, thậm chí không có ước mơ |
Câu 3 trang 34 SBT GDCD 6: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với tập thể, xã hội ?
Lời giải:
Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết của mình về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý.
Câu 4, 5 trang 34 SBT GDCD 6:
Câu 4. Những biểu hiện nào sau đây là tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
A. Toàn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội.
B. Tâm chủ động chăm sóc cây hoa trong vườn trường.
C. Hoàng tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục – thể thao của trường.
D. Minh chỉ tham gia các hoạt động ở trường, không muốn tham gia các phong trào ở nơi cư trú.
E. Huy hăng hái tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.
G. Chủ nhật cả lớp đi cắm trại, nhưng Hải giả vờ ốm để ở nhà.
H. Quang ủng hộ phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
I. Vân hờ hững với các câu lạc bộ của trường.
K. Lượng hết lòng tham gia công việc chung của lớp.
Câu 5. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai
Ý kiến | Đúng | Sai |
---|---|---|
A. Tự giác là hoàn thành tốt công việc khi được nhắc nhở. | ||
B. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. | ||
c. Muốn tham gia các hoạt động tập thể và xã hội phải xây dựng thời gian biểu hợp lí. | ||
D. Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, của xã hội để được khen thưởng. | ||
E. Làm việc không cần ai nhắc nhở, giám sát là biểu hiện của tự giác. |
Lời giải:
Câu | 4 | 5 |
Đáp án | A, B, C, E, H, G |
Tích các ý kiến đúng vào các ô: B, C, E Tích ý kiến sai vào các ô: A, D |
Câu 6 trang 35 SBT GDCD 6: Chuẩn bị cho ngày 20 tháng 11, Liên đội thiếu niên Trường Trung học cơ sở Ba Đình chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để biểu diễn chúc mừng các thầy cô giáo. Lớp 6A chọn được 5 bạn để tham gia vào Đội Văn nghệ chung của cả trường. 4 bạn vui vẻ tham gia và tập rất nhiệt tình, duy chỉ có bạn Nhung thì từ chối, không tham gia. Ai cũng biết Nhung hát rất hay, nhưng bạn ấy chỉ muốn hát tự do, không muốn tham gia vào Đội Văn nghệ vì sợ mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của mình.
Theo em, biểu hiện của bạn Nhung là đúng hay sai ? Vì sao ?
Lời giải:
Theo em biểu hiện của bạn Nhung là sai. Bởi vì, Nhung sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ cho tập thể.
Câu 7 trang 35 SBT GDCD 6: Bạn Linh học rất khá nhưng luôn trốn tránh tham gia các công việc làm vệ sinh trường lớp. Cứ mỗi lần nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn trường là bạn ấy lại tìm cách để không phải tham gia. Nhiều bạn nói biểu hiện của Linh như thế là không được, nhưng cũng có bạn lại nói việc tham gia vào phong trào của trường không quan trọng.
1/ Em đồng ý với ý kiến nào trên đây ?
2/ Theo em, học sinh có cần phải tham gia vào các hoạt động chung của trường không ? Vì sao?
Lời giải:
1/ Em đồng ý với ý kiến của các bạn cho rằng việc bạn Linh trốn tránh là không được.
2/ Theo em, ngoài việc học thì học sinh có phải tham gia các hoạt động chung của trường. Bởi vì, việc tham gia sẽ giúp các bạn học sinh năng động hơn, vui vẻ và biết cống hiến, hi sinh.
Câu 8 trang 35 SBT GDCD 6: Phượng không chỉ là một học sinh giỏi mà còn là một học sinh gương mẫu về tính tập thể. Phượng tự nguyện giúp đỡ 3 bạn cùng lớp từ học sinh kém năm học trước trở thành học sinh khá trong năm học này. Phượng còn là người sôi nổi, luôn đi đầu và cổ vũ cho các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong, từ hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao đến các hoạt động vệ sinh, nói không với ma tuý nơi học đường… Thế mà có bạn lại chê Phượng sao dại thế, tội gì mà tham gia vào các hoạt động ấy cho mất thời gian của mình.
Câu hỏi :
Tính tự giác, tính cực của Phượng trong các hoạt động tập thể ở trường, lớp có đáng được bạn bè trân trọng, quý mến không ? Vì sao ?
Lời giải:
Tính tự giác, tính cực của Phượng trong các hoạt động tập thể ở trường, lớp rất đáng được mọi người ngưỡng mộ và học tập. Bởi vì, Phượng không chỉ nghĩ cho mình mà còn lo cho tập thể, muốn cống hiến. Và việc tham gia đó của Phượng đã giúp bạn vừa học giỏi, vừa sôi nổi, năng động.
Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 6:
1/ Ngô Gia Bảo Ngọc đã có những biểu hiện như thế nào trong công tác Đội?
2/ Là đội viên thiếu niên tiền phong, em cần học tập điều gì ở Bảo Ngọc?
Lời giải:
1/ Biểu hiện của Bảo Ngọc trong công tác Đội: luôn gương mẫu trong việc chấp hành nội quy nhà trường, luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhiều bạn để tiến bộ học tập. Tích cực tham mưu, đóng góp, xây dựng trường lớp.
2/ Là đội viên thiếu niên, em rất ngưỡng mộ và cảm phục Bảo Ngọc. Bạn ý xứng đáng được mọi người yêu mến và tôn trọng. Em sẽ học tập sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần vì tập thể, sẽ giúp đỡ các bạn, đồng hành cùng các bạn để xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết.