Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 11: Mục đích học tập của học sinh giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 37 SBT GDCD 6: Em hãy cho biết mục đích học tập của học sinh là gì ?
Lời giải:
Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu 2 trang 37 SBT GDCD 6: Theo em, thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Thế nào là mục đích học tập sai? Cho ví dụ.
Lời giải:
– Mục đích học tập đúng đắn là muốn bản thân có nhiều tri thức, được học hỏi, mai này cống hiến, xây dựng tổ quốc.
Ví dụ: tấm gương của giáo sư Ngô Bảo Châu – cả đời học tập, nghiên cứu và tìm tòi để phát triển đất nước, mang tự hào về cho quê hương.
– Mục đích học tập sai là chỉ học chống đối, học qua loa, học vì điểm số…
Ví dụ: Quay cóp tài liệu khi làm bài thi.
Câu 3 trang 37 SBT GDCD 6: Vì sao học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn ?
Lời giải:
Học sinh phải biết xác định học tập đúng đắn để có phương pháp học tập đúng và hiệu quả. Biết vận dụng tốt mối quan hệ giữa học và thực hành.
Câu 4, 5, 6 trang 38 SBT GDCD 6:
Câu 4. Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất ?
A. Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn
B. Đế có bằng cấp, có địa vị cao trong xã hội
C. Để có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương
D. Để được nhiều người nể phục, kính trọng
Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn ?
A. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài
B. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này
C. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.
D. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt.
Câu 6. Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào dưới đây
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
---|---|---|
A. Những người thông minh thì không cần phải cố gắng trong học tập cũng đạt được mục đích của mình. | ||
B. Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi, còn học để làm gì thì chưa cần nghĩ đến vội. | ||
c. Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới có thể cống hiến cho đất nước. | ||
D. Những học sinh nghèo thì mới cần cô gắng học để thoát nghèo. |
Lời giải:
Câu | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | C |
Tích ý kiến tán thành vào các ô: C Tích ý kiến không tán thành vào các ô: A, B, D |
Câu 7 trang 38 SBT GDCD 6: Hiền là một học sinh được coi là học hành có nền nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi “bí quyết” của Hiền để có thế chuẩn bị bài chu đáo như vậy, thì Hiển “bật mí”: “Tớ chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì tớ mang sách giải ra chép. Làm như vậy. tớ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, cốt sao cho đủ số bài tập, còn có thiếu hay không sau sẽ tính !”.
Em có tán thành cách học của Hiền không ? Vì sao ?
Lời giải:
Em không tán thành cách học của Hiền. Bởi vì, Hiền đã xác định mục đích học tập sai, Hiền chỉ học chống đối, vì điểm số, chứ không muốn hiểu bài.
Câu 8 trang 39 SBT GDCD 6: Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Bạn gặp khó khăn gì, hỏi gì, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất lấy làm khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhỡ thầy cô mà bắt được thì nguy to cho cả hai. Nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn.
1/ Nỗi khổ của Hưng là gì ? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không ? Nó tồn tại ở mức độ nào ?
2/ Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.
3/ Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.
4/ Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì ?
Lời giải:
1/ Nỗi khổ của Hưng là bạn muốn làm đúng quy chế thi cử, nhưng lại sợ bạn Hưng lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn. Ở lớp em có tồn tại hiện tượng như vậy, tuy nhiên mức độ cao hơn là sợ không cho nhìn bài các bạn sẽ đánh, sẽ đe dọa.
2/ Nhìn bài của bạn là hành vi sai trái, thiếu trung thực trong học tập, xuất phát từ mục đích, động cơ học tập không đúng đắn.
3/ Trpng tình huống trên, Hưng nên báo cáo với thầy, cô chủ nhiệm để tìm cách giúp đỡ.
4/ Muốn chấm dứt hiện tượng gian lận trong học tập, mỗi học sinh cần xác định mục đích học tập đúng đắn và chăm chỉ học tập.
Câu 9 trang 39 SBT GDCD 6: Em hãy cùng các bạn thảo luận về các ý kiến sau :
– Nhiệm vụ của học sinh chỉ là học, không cần thiết phải quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra xung quanh về kinh tế, văn hoá, xã hội…
– Học phải kết hợp với hành, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, phải biết liến hệ với thực tế cuộc sống thì mới nắm chắc kiến thức, kĩ năng và vận dụng được trong cuộc sống và lao động sau này.
Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ? Để thực hiện được điều đó, các em phải làm gì?
Lời giải:
Em tán thành ý kiến số 2. Bởi vì học kết hợp với hành thì mới nhớ lâu được kiến thức, biết cách vận dụng và xử lí khi gặp trường hợp tương tự. Để thực hiện được điều đó, ngoài việc học ở trường, em phải tự học, học theo nhóm, cùng nhau nghiên cứu các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đọc nhiều sách, nhiều tài liệu…
Trả lời câu hỏi trang 41 SBT GDCD 6:
1/ Vì sao chị Toàn đã chọn học ngành Chăn nuôi thú y?
2/ Để thực hiện niềm đam mê của mình, chị đã quyết tâm học tập và đạt kết quả như thế nào ?
3/ Em có suy nghĩ gì về mục đích học tập của chị Toàn ?
Lời giải:
1/ Chị Toàn chọn học ngành Chăn nuôi thú y bởi vì muốn giúp đỡ cho bà con cách chăn sóc vật nuôi hiệu quả. Quê chị Toàn đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào nhưng nhận thức bà con còn thấp, năm nào cũng xayra dịch bệnh và bà con không biết cách xử lí.
2/ Để thực hiện đam mê của mình, chị Toàn đã quyết tâm học tập và đạt kết quả cao. 4 năm tại Đại học Tây Nguyên, Toàn liên tiếp đứng nhất nhì về kết quả học tập của lớp: ba năm liên tiếp giành học bổng. Kết quả học tập năm thứ ba hệ tín chỉ Toàn đạt mức 3,45 trung bình năm (thang điểm cao nhất là 4) – đạt sinh viên xuất sắc.
3/ Mục đích học tập của chị toàn là hoàn toàn đúng đắn. Chị đặt ra kế hoạch và nghiêm túc thực hiện, chị học không chỉ vì đam mê mà còn vì giúp bà co, muốn làm giàu cho đất nước.