Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 9: Lịch sự, tế nhị giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 9: Lịch sự, tế nhị giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Câu 1 trang 29 SBT GDCD 6: Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Cho ví dụ về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị biểu hiện qua : trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ.

Lời giải:

   Lịch sự là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định xã hội, thể hiện truyền thống của dân tộc.

   Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.

   Ví dụ: ăn nói nhẹ nhàng; biết lắng nghe; biết cảm ơn, xin lỗi; biết chào hỏi, ăn mặc phù hợp…

Câu 2 trang 29 SBT GDCD 6: Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong gia đình và với mọi người xung quanh ?

Lời giải:

Lịch sự, tế nhị giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, làm việc có kết quả và sống thoải mái.

Câu 3, 4 trang 29 SBT GDCD 6:

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị ?

A.Cử chỉ, điệu bộ, kiểu cách

B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt

D. Khi nói chuyện với người khác, không nói thẳng ý của mình.

Câu 4. Những biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tể nhị và không lịch sự, tế nhị ?

A. Nói lời xin lỗi khi có lỗi

B. Nói dí dỏm khi giao tiếp

C. Vừa nói vừa chỉ vào mặt người đối diện

D. Nói nhẹ nhàng khi phê bình người khác

E. Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

G. Nói leo khi người khác nói

H. Nói cộc lốc khi giao tiếp

I. Hay văng tục, chửi thề

K. Ăn mặc luộm thuộm

L. Chăm chú lắng nghe khi giao tiếp

M. Cười, nói to khi dự đám tang

Lời giải:

Câu 3 4
Đáp án B

Biểu hiện lịch sự, tế nhị: A, B, D, E, L

Biểu hiện không lịch sự, tế nhị: C, G, H, I, K, M

Câu 5 trang 30 SBT GDCD 6: Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem.

1/Hành động của Minh và Sơn có lịch sự, tế nhị không ?

2/ Em cần phải làm gì khi ở nơi đông người ?

Lời giải:

1/ Hành động của Minh và Sơn là thiếu lịch sự, tế nhị. Bởi vì đến những nơi linh thiêng thì cần phải nói nhỏ nhẹ, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

2/ Khi ở nơi đông người, em phải tôn trọng không gian xung quanh của mọi người, không nói to, không cười đuà quá mức, ăn mặc phù hợp lịch sự.

Câu 6 trang 30 SBT GDCD 6: Thắng đến rủ Hùng đi học. Vừa tới cửa, chưa kịp gọi Hùng thì Thắng nghe thấy tiếng mẹ Hùng và Hùng vọng ra :

   – Con ăn sáng chưa ?

   – Rồi !

   – Con mặc thêm áo ấm vào nhé !

   – Thôi khỏi !

   – Soạn đủ sách vở chưa con ?

   – Rồi ! Hỏi gì mà lắm thế

Câu hỏi :

   1/ Em cố đồng ý với cách đối đáp của Hùng với mẹ không ? Vì sao?

   2/ Nếu là Thắng, em sẽ nói gì vói Hùng về chuyện này?

Lời giải:

   1/ Em không đồng ý với cách đối đáp của Hùng với mẹ. Bởi vì, nó thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng mẹ (là người lớn tuổi), sự vô phép.

   2/ Nếu là Thắng, em sẽ không phản ứng ở đó. Trên đường đi, em sẽ nói nhỏ nhẹ, khuyên bảo Hùng là không nên làm như vậy, khi nói chuyện với người lớn phải biết thưa gửi, không được nói cộc lốc.

Câu 7 trang 30 SBT GDCD 6: Tuyến và Sáng chơi thân với nhau, nhưng hai người lại có nhiều điểm khác nhau về hành vi ứng xử, về tính tình… Trong quan hệ với các bạn cùng lớp, Tuyến thường tỏ ra tôn trọng và biết nhường nhịn bạn. Ngược lại, Sáng thì hay giành giật và to tiếng với các bạn, nhất là khi bạn nào có lỗi với mình.

Em cho biết ý kiến của mình về biểu hiện của Tuyến và Sáng.

Lời giải:

Biểu hiện của Tuyến và Sáng hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như việc tôn trọng và biết nhường nhịn của Tuyến thì rất đáng quý, đáng được tôn trọng thì hành vi cộc lốc, to tiếng của Sáng đáng bị lên án, chê trách, thể hiện sự thiếu lịch sự, tế nhị.

Câu 8 trang 31 SBT GDCD 6: Do sơ ý nên Dung đã để mực giây ra vở của Hoa. Dung cuống quýt xin lỗi Hoa và chờ đợi một câu mắng từ phía bạn. Nhưng không, Hoa không hề mắng Dung và cũng không hê tỏ thái độ bực tức mà chỉ nhẹ nhàng nói : “Không sao đâu ! Ai cũng có lúc nhỡ tay mà”. Thấy Hoa nói thế, Dung nhẹ cả người, nhưng vẫn thấy áy náy và tự nhủ từ nay phải cẩn thận hơn.

   1/ Trong tình huống trên, ai là người lịch sự; tế nhị ?

   2/ Hãy nêu cách xử sự của em khi gặp những trường hợp tương tự.

Lời giải:

   1/ Trong tình huống trên cả 2 bạn đều thể hiện sự tế nhị, lịch sự.

   2/ Nếu gặp các trường hợp tương tự. Nếu em là Hoa thì em cũng sẽ nói nhỏ nhẹ, không la mắng. Còn nếu em là Dung, trước tiên em sẽ xin lỗi bạn, sau đó sẽ để ý hơn để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Câu 9 trang 31 SBT GDCD 6: Vinh có tật hễ ngồi nói chuyện với ai là lại rung đùi và nói oang oang. Thấy thế, Phương rất muốn góp ý nhưng lại băn khoăn rằng đấy có phải là biểu hiện không lịch sự, tế nhị của Vinh không, hay chỉ là cá tính, thói quen thôi ? Mà đã là cá tính, thói quen thì góp ý làm gì, vì không thể sửa chữa được.

   1/Biểu hiện của Vinh có phải là không lịch sự, tế nhị không ? Vì sao ?

   2/ Em hãy giúp Phương cách góp ý cho bạn Vinh.

Lời giải:

   1/ Biểu hiện của Vinh là thiếu tế nhị, lịch sự. Vì hành vi rung đùi, nói oang oang là hành vi xấu, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

   2/ Em sẽ khuyên Phương, đưa Vinh ra chỗ vắng người, góp ý, chia sẻ nhỏ nhẹ với Vinh và khuyên Vinh nên cố gắng thay đổi.

Trả lời câu hỏi trang 32,33 SBT GDCD 6:

Truyện đọc 1:

   1/ Em hãy nhận xét cách cư xử của Hùng và Hoa.

   2/ Việc làm của Hùng và Hoa mang lại kết quả như thế nào cho bản thân ?

Truyện đọc 2:

   1/ Biểu hiện của Nhật có lịch sự, tế nhị không ?

   2/ Tại sao Nhật lại “tần ngần nhận bóng, mặt đỏ dần lên”?

Lời giải:

Truyện đọc 1:

   1/ Cách cư xử của Hoa và Hùng hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như Hùng nói năng cộc lốc, hất hàm, không coi ai ra gì, thiếu phép lịch sự thế nhị. Ngược lại, Hoa thì biết thưa gửi, chào hỏi, thân thiện và thái độ giữ phép lịch sự khi mượn bơm để bơm xe.

   2/ Việc làm của Hùng sẽ khiến mọi người thiếu tôn trọng, và không được sự giúp đỡ. Trái lại, bạn Hoa thì được bác tiệm sửa xe cười nói vui vẻ, và giúp đỡ Hoa bơm xe.

Truyện đọc 2:

   1/ Biểu hiện của Nhật là không tế nhị. Nhật đã không thông cảm mà còn trả giá, bĩu môi, khinh thường khi nhìn bà bán bóng bay với đôi vai gầy gò và đôi quang gánh treo những chùm bóng bay đủ các màu.

   2/ Nhật “tần ngần nhận bóng, mặt đỏ dần lên” vì Nhật đã hối hận khi đối xử với bà. Chứng kiến sự việc của Dũng khiến Nhật đỏ mặt lên rồi hối hận.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1066

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống