Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 56 SBT GDCD 9: Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội ?

    Lời giải:

    Lao động để nuôi sống bản thân.

    Để hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng.

    Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

    Sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình.

    Tạo lập nhiều mối quan hệ và tránh thói hư tật xấu…

    Câu 2 trang 56 SBT GDCD 9: Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

    Lời giải:

    Quyền lao động:

       Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.

    Nghĩa vụ lao động:

       Tự nuôi sống bản thân, gia đình.

       Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

    Câu 3 trang 56 SBT GDCD 9: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

    Lời giải:

    Nhà nước ta có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

    Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

    Câu 4 trang 57 SBT GDCD 9: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động ở trẻ em?

    Lời giải:

    1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.”

    2. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

    3. Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

    4. Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

    5. Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi”

    Câu 5 trang 57 SBT GDCD 9: Lao động là

    (Chọn một phương án đúng nhất)

    A. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.

    B. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

    C. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

    D. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 6 trang 57 SBT GDCD 9: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động phải là người:

    A. ít nhất đủ 18 tuổi

    B. ít nhất đủ 16 tuổi

    C. ít nhất đủ 15 tuổi

    D. ít nhất đủ 14 tuổi

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 7 trang 57 SBT GDCD 9: Tạo ra việc làm, bảo đảm cho mọi người ì ao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của ai ?

    (Chọn một phương án đúng nhất)

    A. Trách nhiệm của doanh nghiệp

    B. Trách nhiệm của Nhà nước

    C. Trách nhiệm của toàn xã hội

    D. Trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: D

    Câu 8 trang 57 SBT GDCD 9: Những hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật lao động ?

    A. Trộm cắp, tham ô vật tư, tài sản của doanh nghiệp

    B. Nghỉ thai sản theo chế độ

    C. Đến muộn, về sớm trước thời gian quy định

    D. Thực hiện đúng quy trình sản xuất

    E. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A, C, E

    Câu 9 trang 58 SBT GDCD 9: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.

    Câu hỏi:

    1/ Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai ? Vì sao ?

    2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.

    Lời giải:

    1/ Quan niệm của Loan về việc làm như vậy là hoàn toàn sai. Bởi vì, việc làm là công việc tạo ra thu nhập chính đáng nên dù là việc làm nào hợp pháp thì đều được coi là công việc.

    2/ Em sẽ khuyên Loan tạm thời cứ tìm một việc nào đó hợp pháp để làm tạo ra thu nhập, sau đó khi có cơ hội sẽ thi vào công chức nhà nước sau.

    Câu 10 trang 58 SBT GDCD 9: Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?

    Câu hỏi:

    1/ Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?

    2/ Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.

    Lời giải:

    1/ Suy nghĩ của Tú là sai. Bởi vì, công dân khi đủ độ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi gia đình và bản thân.

    2/ Theo em, Tú cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người. Bởi vì, bố mẹ không thể nuôi Tú cả đời, Tú cần đi lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này.

    Câu 11 trang 58 SBT GDCD 9: Kể tên một số chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động.

    Lời giải:

    – Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

    – Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

    – Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề.

    – Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

    Trả lời câu hỏi trang 60 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

    1/ Em có suy nghĩ gì về hành vi của hai ông chủ cơ sở may và đời sống của các bạn nhỏ trong truyện trên?

    2/ Hai ông chủ cơ sở may đã có những vi phạm pháp luật như thế nào?

    Lời giải:

    1/ Gần 2 năm nay, số lao động “nhí” trên phải làm việc quần quật mỗi ngày trung bình 15 giờ, từ 7 giờ sáng đến 0 giờ 30 phút ngày hôm sau. Khi có nhiều hàng, các em phải làm đến 1 hoặc 2 giờ sáng. Tuy làm vất vả nhưng mỗi em chỉ được hưởng lương khoảng 2.000 đồng/giờ, bình quân từ 750.000 – 800.000 đổng/tháng. Đã vậy, tiền lương bị chủ giữ và chỉ trả sau 1 – 2 năm làm việc. Ngoài ra, các em còn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi thường xuyên bị la mắng, chửi rủa. Hành vi của hai ông chủ vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

    2/ Hành vi của hai ông chủ cơ sở may là vi phạm pháp luật vì ông đã sử dụng lao động là những đứa trẻ chưa đến độ tuổi lao động và hai ông có hành vi bóc lột sức lao động của các em. Bóc lột thêm giờ làm, trả lương thấp, hành hạ về thể xác. Những hành vi này cần được lên án và phải được pháp luật trừng trị.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1014

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống