Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 2: Tự chủ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 10 SBT GDCD 9: Em hiểu thế nào là tự chủ ? Nêu ví dụ về người có tính tự chủ.

    Lời giải:

    Tự chủ là luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điều chỉnh (bằng lời nói, việc làm) để sửa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách cư xử của mình.

    Câu 2 trang 10 SBT GDCD 9: Vì sao chúng ta cần phải biết tự chủ?

    Lời giải:

    Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.

    Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

    Câu 3 trang 10 SBT GDCD 9: Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

    Lời giải:

    – Luôn suy nghĩ trước khi hành động.

    – Vững vàng tư tưởng, không để người khác dụ dỗ cờ bạc, đua xe, game, các tệ nạn xã hội.

    – Cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để không quay cóp, dụ dỗ.

    Câu 4 trang 10 SBT GDCD 9: Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ ?

    A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì

    B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng

    C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể

    D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn

    E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến

    G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình

    H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người

    I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A, C, E, H

    Câu 5 trang 11 SBT GDCD 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ ?

    A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.

    B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.

    C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.

    D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.

    E. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: D

    Câu 6 trang 11 SBT GDCD 9: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

    A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.

    B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

    C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.

    D. Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: D

    Câu 7 trang 11 SBT GDCD 9: Những biểu hiện dưới đây là tự chủ hay không tự chủ ?

    Lời giải:

    Tự chủ Không tự chủ
    A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ. x
    B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm. x
    C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác. x
    D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp. x
    E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong. x

    Câu 8 trang 11 SBT GDCD 9: Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt hai tiếng sau mới về nhà.

    Câu hỏi:

    1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?

    2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?

    Lời giải:

    1/ Em không tán thành việc đi chơi điện tử của Tùng. Bởi vì, bạn không có lập trường.

    2/ Em sẽ giữ vững lập trường của mình, em sẽ không tham gia và đi về nhà.

    Câu 9 trang 12 SBT GDCD 9: Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.

    Câu hỏi:

    1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ?

    2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ?

    Lời giải:

    1/ Em không đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam. Bởi vì, Nam giải quyết mâu thuẫn không lành mạnh, chỉ vì chút mâu thuẫn mà Nam lại rủ bạn đi đánh nhau.

    2/ Nếu là Hải, em sẽ từ chối dù Nam là bạn thân. Sau đó, em sẽ giải thích cho Nam hiểu và tìm cách giải quyết mâu thuẫn lành mạnh hơn.

    Câu 10 trang 12 SBT GDCD 9: Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ Toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.

    Câu hỏi:

    1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không ? Vì sao ?

    2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì ?

    Lời giải:

    1/ Em không tán thành việc làm của Toàn. Bạn không có lập trường, đua đòi, học theo các bạn khác.

    2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn không nên đua đòi như vậy. Phải biết cố gắng học thật tốt, giúp đỡ bố mẹ, khi hoàn cảnh gia đình khó khăn không nên học theo người khác những thứ xa xỉ.

    Câu 11 trang 12 SBT GDCD 9: Bà Hà là hàng xóm của nhà Loan trong khu tập thể. Vì kinh tế khó khăn nên nhà bà Hà vẫn phải dùng than tổ ong. Chiều đến, khi bà Hà nhóm bếp, Loan rất khó chịu vì khói bay vào nhà. Có lần Loan nói với mẹ là phải mắng cho bà Hà một trận vì đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hương đến người khác. Mẹ không đồng ý vì không muốn mâu thuẫn với hàng xóm.

    Câu hỏi:

    1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không ? Vì sao ?

    2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai ? Vì sao ?

    3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm ?

    Lời giải:

    1/ Em không đồng ý với ý kiến của Loan. Bởi vì, mặc dù gây ô nhiễm môi trường; nhưng việc hành xử qua việc mắng người khác là sai.

    2/ Theo em, cách cư xử của mẹ Loan cũng không đúng. Mẹ Loan nên góp ý nhẹ nhàng để bà hiểu và không làm vậy nữa.

    3/ Nếu gặp phải tình huống đó, em sẽ giải thích về tác hại của việc dùng than tổ ong; khuyên họ không nên dùng nữa vì gây nguy hiểm cho sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

    Câu 12 trang 12 SBT GDCD 9: Có ý kiến cho rằng, người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai.

    Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

    Lời giải:

    Em không đồng ý với ý kiến đó. Tự chủ mà tự mình quyết định, nhưng việc tham khảo ý kiến người khác, phân tích và tìm ra ý kiến hợp lý sẽ giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn.

    Câu 13 trang 13 SBT GDCD 9: Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ ?

    Lời giải:

    – Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

    – Quá tự tin, không coi ai ra gì.

    – Nóng tính, vội vàng, hấp tấp.

    – Qua loa, làm việc không trọng tâm.

    Câu 14 trang 13 SBT GDCD 9: Em hãy kể về một tấm gương tự chủ trong cuộc sống mà em biết.

    Lời giải:

    Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (sinh năm 2000) học lớp 5C – Trường Tiểu học Tân Thành B đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.

    Trả lời câu hỏi trang 15 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

    1/ Vì sao mà hiện nay có nhiều học sinh nghiện game? Người nghiện game có phải là người thiếu tính tự chủ không? Vì sao?

    2/ Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ?

    3/ Việc nghiện game có tác hại như thế nào?

    Lời giải:

    1/ Hiện nay có nhiều học sinh nghiện game vì: do bố mẹ bận làm ăn không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân. Nhưng nguyên nhân chính cũng là do thiếu tính tự chủ, không làm chủ được bản thân khi bạn bè rủ rê.

    2/ Biểu hiện:

    – Thiếu tự tin, dễ mặc cảm về mình.

    – Dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, không có lập trường.

    – Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

    3/ Hậu quả:

    – Lười học, trốn học, bỏ bê việc học.

    – Trồm tiền của của bố mẹ, trộm cắp, nói dối bố mẹ.

    – Dễ bị kích động, hậu quả xấu đến tâm sinh lý.

    – Không kiểm soát được thời gian, giết thời gian vào việc vô bổ.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 917

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống