Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 10
- Sách giáo khoa hóa học lớp 10
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
- Giải Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 19: Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 19.1 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Lời giải:
Đáp án C
Bài 19.2 trang 46 Sách bài tập Hóa học 10: Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa – khử
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trung hòa
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19.3 trang 47 Sách bài tập Hóa học 10: Cho các phản ứng sau :
(1) KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl
(2) 2KNO3 → 2KNO2 + O2
(3) CaO + 3C → CaC2 + CO
(4) 2H2S + SO2 → 3s + 2H2O
(5) CaO + H2O → Ca(OH)2
(6) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
(7) CaCO3 → CaO + CO2
(8) CuO + H2 → Cu + H2O
Dãy nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hoá – khử ?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6), (8).
D. (4), (5), (6), (7), (8).
Lời giải:
Đáp án C
Bài 19.4 trang 47 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong cùng một phân tử gọi là phản ứng oxi hóa – khử một phân tử
Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
B. S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
C. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
D. 2NO + O2 → 2NO2
Lời giải:
Đáp án A
Bài 19.5 trang 47 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng nào cho dưới đây chỉ xảy ra sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố ?
A. KClO3 to→ KCl + O2
B. KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
C. KNO3 to→ KNO2 + O2
D. NH4NO3 to→ N2O + H2O
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19.6 trang 48 Sách bài tập Hóa học 10: Cho sơ đồ phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Cân bằng PTHH của phản ứng trên. Các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số nào sau đây ?
A. 3, 14, 9, 1, 7
B. 3, 28, 9, 1, 14
C. 3, 26, 9, 2, 13
D. 2, 28, 6, 1, 16
Lời giải:
Đáp án B
Bài 19.7 trang 48 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phản ứng
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14 B. 4/7
C. 1/7 D. 3/7
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19.8 trang 48 Sách bài tập Hóa học 10: Cho phán ứng :
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Hệ số tối giản của HNO3 và H2SO4 trong phản ứng trên lần lượt là
A.12;4. B. 16 ; 4. C.10; 6.
D. 8 ; 2.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19.9 trang 48 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩn CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13e. B. nhận 12e. C. nhường 13e. D. nhường 12e.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 19.10 trang 48 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 2,24 gam sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2 gam CuO được đốt nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng.
Lời giải:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
Theo PTHH (1) ta có
nH2 = nFe = 2,24/56 = 0,04 mol
CuO + H2 → Cu + H2O (2)
Theo PTHH (2) :
Số mol CuO phản ứng : nCuO = nH2 = 0,04 mol.
Số mol Cu tạo ra là 0,04 mol.
Số mol CuO dư 4,2/80 – 0,04 = 0,0125 mol
Sau phản ứng trong ống nghiệm có: mCu = 64 x 0,04 = 2,56g
mCuO = 80 x 0,0125 = 1g
Khối lượng chất rắn : 1+ 2,56=3,56 (g).
Bài 19.11 trang 49 Sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tố nitơ trong các hợp chất có số oxi hoá thấp nhất là -3 và cao nhất là +5. Xác định số oxi hoá của nitơ trong các hợp chất sau và xét xem trong hợp chất nào nitơ chỉ có tính oxi hoá, trong hợp chất nào nitơ chỉ có tính khử ?
a) NH3, N2O, HNO3, NO2
b) NH4Cl, NO, HNO2, N2O5
Lời giải:
Bài 19.12 trang 49 Sách bài tập Hóa học 10: Nhúng thanh kẽm vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Tính khối lượng bạc kim loại được giải phóng và khối lượng kẽm đã chuyển vào dung dịch.
Lời giải:
nAgNO3 = 0,1 x 0,1 = 0,01 mol
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
mAg = 0,01 x 108 = 1,08g
mZn = 65 x 0,005 = 0,325g
Bài 19.13 trang 49 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 2,6 gam bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được.
Lời giải:
nZn = 2,6/65 = 0,04 mol
nCuCl2 = 0,75 x 0,1 = 0,075 mol
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Trong dung dịch thu được ta có:
nZnCl2 = 0,04 mol
nCuCl2 = 0,075 – 0,04 = 0,035 mol
Bài 19.14 trang 49 Sách bài tập Hóa học 10: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của 2 kim loại. Tính số mol clo và oxi trong A.
Lời giải:
Gọi số mol Cl2 và O2 lần lượt là x và y, ta có hệ phương trình:
2x+4y = 0,4+0,9 ( ĐL bảo toàn e) x=0,25
71x+32y = 24,5 ( ĐL bảo toàn khối lượng) y=0,2
Bài 19.15 trang 49 Sách bài tập Hóa học 10: Một dung dịch X có chứa 46,5 gam hỗn hợp NaCl, MgCl2, ZnCl2 phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 114,8 gam kết tủa và dung dịch Y. Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Lời giải:
Ag+ + Cl– → AgCl
nAgNO3 = 0,8 mol
Áp dụng ĐL BTKL:
mX + mAgNO3 = mkết tủa + mmuối Y
m muối Y = mX + mAgNO3 – mkết tủa = 46,5 + 0,8×170 – 114,8 = 67,7g