Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 30: Lưu huỳnh giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 30.1 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh ?

A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.

B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.

C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

D. Lưu huỳnh không cố tính oxi hoá và không có tính khử.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 30.2 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10: Liên kết hoá học giữa nguyên tử của nguyên tố nào với nguyên tử natri trong hợp chất sau thuộc loại liên kết cộng hoá trị có cực ?

A. Na2S B. Na2O

C. NaCl D. NaF

Lời giải:

Đáp án A

Bài 30.3 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10: Cho PTHH :

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Cần đốt cháy bao nhiêu mol FeS2 để thu được 64 gam SO2 theo PTHH trên ?

A. 0,4 mol. B. 0,5 mol.

C. 0,8 mol. D. 1,2 mol.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 30.4 trang 66 Sách bài tập Hóa học 10: Câu nào sau đây đúng

A. Lưu huỳnh ở ô 32 trong bảng HTTH

B. Lưu huỳnh ở thể khí trong điều kiện thường

C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

D. Lưu huỳnh luôn có số oxi hóa -2 trong mọi hợp chất

Lời giải:

Đáp án C

Bài 30.5 trang 67 Sách bài tập Hóa học 10: Lưu huỳnh có các số oxi hóa nào sau đây

A. -2; -4; +6; +8

B. -1; 0; +2; +4

C. -2; +6; +4: 0

D. -2; -4; -6; 0

Lời giải:

Đáp án C

Bài 30.6 trang 67 Sách bài tập Hóa học 10: Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCL, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất của các phản ứng là 100%).

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A

b) Biết rằng cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hoà HCL còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

Lời giải:

Các PTHH:

Fe + S → FeS (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)

Fe(dư) + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)

HCl (dư) + NaOH → NaCl + H2O (4)

a) Thành phần của hỗn hợp khí A :

Theo (1) : 0,05 mol Fe tác dụng với 0,05 mol S, sinh ra 0,05 mol FeS.

Theo (2) : 0,05 mol FeS tác dụng với 0,10 mol HCl, sinh ra 0,05 mol H2S

Theo (3) : 0,05 moi Fe dư tác dụng với 0,10 mol HCl, sinh ra 0,05 mol HCl

Kết luận : Hỗn hợp khí A có thành phần phần trăm theo thể tích :

50% khí H2S và 50% khí H2

b) Nồng độ mol của dung dịch HCL :

Tổng số mol HCL tham gia các phản ứng (2), (3), (4) :

0,1 + 0,1 + 0,0125 = 0,2125 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch HCl : 0,2125/0,5 = 0,425 (mol/l)

Bài 30.7 trang 67 Sách bài tập Hóa học 10: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoàn thành chuỗi phản ứng sau :

Lời giải:

(1) S + H2 to → H2S

(2) 2H2S + 3O2 to → 2SO2 + 2H2O

(3) SO2 + Br2 + 2H2Oto → H2SO4 + 2HBr

(4) Cu + H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

(5) SO2 + 2Mg → S + 2MgO

(6) S + O2 to → SO2

(7) SO2 + 6HI → H2S + 3I2 + 2H2O

(8) H2S + Cl2 → S + 2HCl

(9) S + 6HNO3 đặc nóng → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Bài 30.8 trang 67 Sách bài tập Hóa học 10: Cho sơ đồ chuỗi phản ứng :

Biết rằng : X1 là hợp chất của 1 kim loại và 1 phi kim.

A1, A2, A3, Z1 là các hợp chất của lưu huỳnh

B1, B3, B5, Z1 là hợp chất của đồng hoặc đồng kim loại.

Hãy viết PTHH của chuỗi phản ứng (có ghi điều kiện) xảy ra theo sơ đồ trên.

Lời giải:

CuS + 3/2O2 to→ CuO + SO2 (1)

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (2)

H2SO4 + Ag2O → Ag2SO4 + H2O (3)

CuO + H2 to→ Cu + H2O (4)

Cu + Cl2 to→ CuCl2 (5)

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O (6)

Ag2SO4 + CuCl2 → 2AgCl + CuSO4 (7)

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (8)

Bài 30.9 trang 67 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 1,10 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28 gam bột lưu huỳnh.

a) Viết PTHH của các phản ứng đã xảy ra.

b) Tính tỉ lệ % của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu theo :

+ Lượng chất (số mol).

+ Khối lượng chất (số gam).

Lời giải:

Fe + S → FeS (1)

xx (mol)

2Al + 3S to→ Al2S3

y 3y/2(mol)

Đặt số mol Fe, Al lần lượt là x,y ta có hệ phương trình:

56x + 27y = 1,1

(x +3y/2).32 = 1,28

Giải ra x = 0,01 và y = 0,02

b) %nFe = 0,01/0,03 x 100% = 33,33%; %nAl = 100 – 33,33% = 66,667%

%mFe = 56.0,01/1,1 x 100% = 50,90%; %mAl = 100 – 50,90 = 49,1 (%)

Bài 30.10 trang 68 Sách bài tập Hóa học 10: Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650 gam bột kẽm và 0,224 gam bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí.Sau phản ứng người ta thu được chất nào trong ống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ?

Lời giải:

nZn = 0,65/65 = 0,01 mol; nS = 0,224/32 = 0,007 mol

Zn + S → ZnS (1)

Theo (1) sau phản ứng trong ống nghiệm thu được:

nZnS = 0,007 mol

mZnS = 0,007×97 = 0,679 (g)

nZn dư = (0,01 – 0,007) = 0,003 mol

mZn dư = 65.0,003 = 0,195g

Bài 30.11 trang 68 Sách bài tập Hóa học 10: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình đựng không khí, lưu huỳnh cháy hết. Tính tỉ khối đối với He của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng, nếu oxi trong bình vừa đủ đốt cháy hết S.

Lời giải:

Nitơ chiếm 80% thể tích không khí, điều đó có nghĩa là trong không khí mỗi khi có 1 mol oxi sẽ có 4 mol nitơ.

S + O2 → SO2

Khi tạo thành 1 mol SO2 hì hỗn hợp thu được gồm 1 mol SO2 và 4 mol N2

Tỉ khối của hỗn hợp đối với He là : d = 35,2/4 = 8,8

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1182

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống