Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 10
- Sách giáo khoa hóa học lớp 10
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
- Giải Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 5: Cấu hình electron giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 5.1 trang 11 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy chọn câu phát biểu đúng :
a) 1s22s2sp3 là cấu hình electron nguyên tử của
A. B. B. C. C. N. D. O.
b) 1s22s22p63s23p2 là cấu hình electron nguyên tử của
A. Na. B. Al. C. Si. D. Cl.
c) 1s2s22p63s23p64s2 là cấu hình electron nguyên tử của
A.Cl B. Ar. C. K. D. Ca.v
Lời giải:
a) Đáp án C
b) Đáp án C
c) Đáp án D
Bài 5.2 trang 12 Sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tố có số khối là 167 và số hiệu nguyên tử là 68. Nguyên tử của nguyên tố này có
A. 55 proton, 56 electron, 55 nơtron.
B. 68 proton, 68 electron, 99 nơtron.
C. 68 proton , 99 electron, 68 nơtron.
D. 99 proton, 68 electron, 68 nơtron.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 5.3 trang 12 Sách bài tập Hóa học 10: Số electron tối đa trong phân lớp d là
A. 2 electron. B. 6 electron.
C. 10 electron. D. 14 electron.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 5.4 trang 12 Sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16 ?
A. 1s22s2p63s2
B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p34s1
D. 1s22s23p24p25p26p1
Lời giải:
Đáp án B
Bài 5.5 trang 12 Sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử magie (số hiệu nguyên tử là 12, số khối là 24) có
A. 12 proton, 12 nơtron, 12 electron.
B. 24 proton, 12 nơtron, 12 electron.
C. 12 proton, 12 nơtron, 24 electron.
D. 12 proton, 24 natron, 24 electron.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 5.6 trang 12 Sách bài tập Hóa học 10: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng sô electron lớp ngoài cùng là 6. X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây ?
A. Oxi(Z = 8). B. Lưu huỳnh (Z = 16).
C. Flo(Z = 9). D. Clo (Z = 17)
Lời giải:
Đáp án A
Bài 5.7 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Trong nguyên tử, ở trạng thái cơ bản, các electron được phân bố trên 4 lớp, lớp quyết định tính chất kim loại, phi kim hay khí hiếm là
A. các electron lớp K.
B. các electron lớp N.
C. các electron lớp L.
D. các electron lớp M.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 5.8 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết kí hiệu của tất cả các phân lớp thuộc 4 lớp đầu K, L, M, N.
Hãy viết kí hiệu của các phân lớp đó theo thứ tự tăng dần của các mức năng lượng.
Cho nhận xét vể thứ tự các mức năng lượng.
Lời giải:
1s ; 2s, 2p ; 3s, 3p, 3d ; 4s, 4p, 4d, 4f.
1s ; 2s, 2p ; 3s, 3p ; 4s, 3d, 4p, 4d, 4f.
Nhận xét: Mức năng lượng 3d thuộc lớp thứ ba (lớp M) nhưng lại có năng lượng cao hơn mức 4s thuộc lớp thứ tư (lớp N). Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các mức năng lượng thuộc cùng một lớp đều thấp hơn tất cả các mức năng lượng thuộc lớp tiếp theo.
Bài 5.9 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy cho biết thế nào là cấu hình electron của nguyên tử và cách viết cấu hình đó.
Lời giải:
Trong nguyên tử, sự phân bố các electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau được gọi là cấu hình electron của nguyên tử.
Để diễn tả cấu hình electron của nguyên tử, người ta viết kĩ hiệu các phân lớp có electron và số electron trên mỗi phân lớp đó ; số electron được viết cao bên phải kí hiệu của phân lớp tương ứng.
Thí dụ, trong nguyên tử liti ở trạng thái cơ bản, có 2 electron trên phân lớp ls và một electron trên phân lớp 2s. Cấu hình electron của nguyên tử Li được diễn tả bằng công thức :1s22s1
Bài 5.10 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy cho biết nguyên tắc phân bố các electron trên các lớp và phân lớp (khi nguyên tử ở trạng thái cơ bản).
Lời giải:
Trạng thái cơ bản là trạng thái có năng lượng thấp nhất.
Ở trạng thái cơ bản, các electron phân bố lần lượt trên các mức năng lượng (các phân lớp) từ thấp đến cao ; sau khi mức năng lượng thấp đã bão hoà, electron mới phân bố trên mức năng lượng cao hơn tiếp theo. (Vì vậy cần nhớ thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao : ls, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p…)
Bài 5.11 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của neon (Ne), Z = 10 và agon (Ar), Z = 18. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử trên và đặc điểm về tính chất hoá học của chúng.
Lời giải:
Ne :1s22s22p6 ; Ar :1s22s22p63s23p6
Hai nguyên tử trên có 8 electron ở lớp ngoài cùng ns2np6 là những nguyên tử có cấu hình electron bền vững, ít tham gia vào các phản ứng hoá học. Các nguyên tố này (kể cả heli) được gọi là các khí hiếm
Bài 5.12 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :
Liti (Li), Z = 3 ; Beri (Be), Z = 4 ; Nhôm (Al), Z = 13
Hãy nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. Các nguyên tố tương ứng thuộc loại nguyên tố gì (s, p hay d) ? Kim loại hay phi kim ?
Lời giải:
Li: 1s22s1
Be: 1s22s2
Al: 1s22s22p63s23p1
Các nguyên tử trên có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2, 3)
Các nguyên tố tương ứng là những kim loại.
Li và Be là các nguyên tố s, Al là nguyên tố p.
Bài 5.13 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :
oxi (O), Z = 8 ; flo (F), Z = 9 ; nitơ (N), Z = 7.
Hãy nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên. Các nguyên tố tương ứng thuộc loại nguyên tố gì (s, p hay d) ? Kim loại hay phi kim ?
Lời giải:
O :1s22s22p6
F :1s22s22p5
N : 1s22s22p3
Các nguyên tử trên có nhiều electron ở lớp ngoài cùng (6, 7, 5).
Các nguyên tố tương ứng là những phi kim và cả ba đều là nguyên tố p.
Bài 5.14 trang 13 Sách bài tập Hóa học 10: a) Tại sao trong nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản, một electron duy nhất lại phân bố trên phân lớp 1s ?
Tại sao trong nguyên tử liti ở trạng thái cơ bản, 2 electron phân bố trên phân lớp 1 s và electron thứ ba phân bố trên phân lớp 2s ?
Lời giải:
a) Theo nguyên tắc, trong nguyên tử, các electron sẽ chiếm lần lượt các phân lớp có năng lượng từ thấp đến cao. Trong nguyên tử hiđro, electron duy nhất phân bố trên phân lớp ls vì trên phân lớp Is, electron có năng lượng thấp nhất.
b) Vì phân lớp 1 s chỉ có thể chứa nhiều nhất là 2 electron và có mức năng lượng thấp nhất nên 2 electron đầu phân bố trên phân lớp này. Với 2 electron, phân lớp 1 s đã bão hoà nên electron thứ ba chiếm phân lớp 2s tiếp theo có năng lượng cao hơn.
Bài 5.15 trang 14 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử :
hiđro (H), Z = 1 ; liti (Li), Z = 3 ; natri (Na), Z = 11.
Cho nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên.
Lời giải:
H: 1s1 Li: 1s22s1; Na: 1s22s22p63s1
Nhận xét: Lớp ngoài cùng của các nguyên tử đó đều có 1 electron trên phân lớp s.
Bài 5.16 trang 14 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 3 đến Z = 10 và nhận xét về số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong dãy đó.
Lời giải:
Từ Z = 3 đến Z = 10 ta có các nguyên tử :
Li: 1s22s1; Be: 1s22s2; B: 1s22s22p1; C: 1s22s22p2
N: 1s22s22p3; O: 1s22s22p4; F: 1s22s22p5; Ne: 1s22s22p6
Nhận xét : Số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử đó tăng dần từ 1 (Li) đến 8 (Ne).
Bài 5.17 trang 14 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron của nguyến tử kali (K), Z = 19. Cho nhận xét vẻ số electron thuộc lớp ngoài cùng.
Lời giải:
K: 19 1s22s22p63s23p64s1
Nhận xét : Phân lớp 3d thuộc lớp M còn trống nhưng vì tiếp theo mức năng lượng 3d là mức năng lượng 4s nên electron cuối cùng chiếm phân lớp 4s.