Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Bài tập KHTN 6: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Lọc
B. Chiết
C. Cô cạn
D. Dùng nam châm
Lời giải:
Đáp án C.
Người ta sử dụng phương pháp cô cạn để tách muối ăn (chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch của nó.
Bài tập KHTN 6: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?
A. Cô cạn
B. Lọc
C. Dùng nam châm
D. Chiết
Lời giải:
Đáp án B.
Người ta dùng cách lọc để tách cát (chất rắn không tan trong chất lỏng) ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Bài tập KHTN 6: Để tách nước ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn cần các dụng cụ:
A. phễu lọc, giấy lọc, bình tam giác, đũa thủy tinh.
B. phễu lọc, phễu chiết, bình tam giác, đũa thủy tinh
C. bát sứ, đèn cồn, kiềng đun.
D. phễu chiết, bình tam giác, phễu thủy tinh.
Lời giải:
Đáp án D. phễu chiết, bình tam giác, phễu thủy tinh.
Ảnh minh họa tách nước ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn:
Bài tập KHTN 6: Người ta tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên
A. sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.
B. sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.
C. sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất
D. sự giống nhau về tính chất hóa học của các chất.
Lời giải:
Đáp án C.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất mà người ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết.
Bài tập KHTN 6: Phương pháp lọc dùng để
A. tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
B. tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.
C. tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.
D. tách các chất không hòa tan trong nhau khỏi hỗn hợp.
Lời giải:
Đáp án A.
Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.