Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài tập KHTN 6: Quan sát hình ảnh một số nấm sau và trả lời các câu hỏi:

a) Tên các loại nấm (1), (2), (3), (4) là gì?

b) Nấm nào có cấu tạo cơ thể đơn bào?

Lời giải:

a) Tên các loại nấm trong hình:

(1) Nấm độc đỏ                        (2) Nấm men

(3) Nấm độc tán trắng               (4) Nấm mốc

b) Nấm men là loại nấm có cấu tạo cơ thể đơn bào.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Quan sát hình bên về cấu tạo nấm độc và trả lời câu hỏi:

a) Tên các thành phần cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì?

b) Thành phần cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?

A. (3), (4)              B. (5), (6)              C. (3), (6)              D. (1), (2)

Lời giải:

a)

(1) Vòng cuống nấm                 (4) Phiến nấm

(2) Bao gốc nấm                       (5) Cuống nấm

(3) Mũ nấm                              (6) Sợi nấm

b) Chọn D

Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là những cấu tạo thường xuất hiện ở nấm độc.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương                B. Nấm bụng dê

C. Nấm mốc                   D. Nấm men

Lời giải:

Đáp án: A

Nấm men, nấm bụng dê và nấm mốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men                              B. Nấm mốc

C. Nấm mộc nhĩ                       D. Nấm độc đỏ

Lời giải:

Đáp án: B

Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một loại nấm mốc mọc trên bánh mì)

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men                             B. Vi khuẩn

C. Nguyên sinh vật                   D. Virus

Lời giải:

Đáp án: A

Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?

Lời giải:

Bào tử nấm mốc rất nhẹ nên dễ dàng phát tán trong không khí. Nếu không mang khẩu trang và găng tay sẽ có thể khiến kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thái để nhận biết nấm độc trong tự nhiên.

Lời giải:

Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, thường có đầy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm,…)

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Hãy nêu tên một số nấm và lợi ích, tác hại của các loại nấm đó trong tự nhiên và trong thực tiễn bằng cách hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

STT

Tên nấm

Lợi ích/Tác hại

1

Nấm sò

Làm thực phẩm

2

Nấm linh chi

Làm dược liệu

3

Nấm mốc

– Là nguyên liệu sản xuất thuộc kháng sinh

– Làm hư hỏng thực phẩm, gây bệnh cho người và động vật

4

Nấm men

Chế biến thực phẩm (rượu, bánh mì,…)

5

Nấm hương

Làm thực phẩm

6

Nấm mộc nhĩ

Làm thực phẩm

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Hãy trình bày một số con đường lây bệnh do nấm gây nên và biện pháp phòng bệnh bằng cách hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

STT

Con đường truyền bệnh

Biện pháp phòng chống

1

Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

Vệ sinh cho vật nuôi, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

2

Tiếp xúc với người nhiễm bệnh

Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay khi tiếp xúc

3

Dùng chung đồ với người nhiễm bệnh

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh; vệ sinh đồ dùng trong gia đình, lớp học, nơi công cộng

4

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Bảo vệ môi trường, đeo khẩu trang cá nhân

5

Tiếp xúc với bụi, đất chứa nấm gây bệnh

Vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay, đi ủng khi lao động có tiếp xúc với đất chứa nấm gây bệnh

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài tập KHTN 6: Địa y rất phổ biến trong tự nhiên, hãy tra cứu thông tin và trình bày một số hiểu biết của em về địa y.

Lời giải:

– Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm và một loại sinh vật có khả năng quang hợp (vd: vi khuẩn lam, tảo lục,…) trong một mối quan hệ cộng sinh.

– Địa y tồn tại ở một số môi trường khắc nghiệt như đài nguyên, Bắc cực, sa mạc, bờ đá…

– Địa y mọc nhiều trên lá, cành và thân cây. Chúng có cả trên đá, trên tường gạch và đất. Ngoài ra, nóc của nhiều tòa nhà cũng có địa y mọc.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 957

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống