Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Với soạn, giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Lịch sử lớp 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Lịch sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X.
Câu 1. Em hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Công trình kiến trúc nào của Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?
A. Tháp Pandurangar.
B. Tháp Ponagar.
C. Tháp Po Klong Garai.
D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Đáp án: D
Giải thích: Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
2. Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Nôm của Việt Nam.
C. chữ Pali của Ấn Độ.
D. chữ Phạn của Ấn Độ.
Đáp án: D
Giải thích: Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, Champa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV (SGK – trang 102).
3. Tôn giáo nào có trong đời sống tinh thần của cả người Chăm-pa và người Việt cổ?
A. Nho giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Hindu giáo.
Đáp án: C
Giải thích: Phật giáo là tôn giáo có trong đời sống tinh thần của cả người Champa và Việt cổ.
4. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?
A. Quảng Ngãi.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Đáp án: B
Giải thích: Khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Câu 2. Em hãy điền các chi tiết phù hợp với bảng thống kê các thông tin sau về vương quốc Chămpa.
Thời gian |
Sự kiện lịch sử tiêu biểu |
Kinh đô |
Những vùng địa lí có kinh đô |
Cuối thế kỉ II |
Chăm -pa được thành lập |
Sin-ha-pu-ra |
Duy Xuyên, Quảng Nam |
Đầu thế kỉ VIII |
|
|
|
Cuối thế kỉ IX |
|
|
|
Cuối thế kỉ X |
|
|
|
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện lịch sử tiêu biểu |
Kinh đô |
Những vùng địa lí có kinh đô |
Cuối thế kỉ II |
Chăm -pa được thành lập |
Sin-ha-pu-ra |
Duy Xuyên, Quảng Nam |
Đầu thế kỉ VIII |
Dời Kinh đô về phía Nam |
Virapura |
Phan Rang, Ninh Thuận |
Cuối thế kỉ IX |
Chuyển kinh đô về lại phía Bắc |
Indranpura |
Thăng Bình, Quảng Nam |
Cuối thế kỉ X |
Vương triều III kết thúc |
Indranpura |
Thăng Bình, Quảng Nam |
Câu 3. Em hãy điền những từ hay cụm từ vào chỗ trống về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.
a. sắt b. trâu bò c lâm sản
d. biển e. thuyền buôn f. sản xuất nông nghiệp
g. lúa h. khoáng sản i. đánh cá
j. trầm hương
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là …………….. Họ trồng…………………….. trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,… Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng ………………. và sức kéo của…………………. Chăm-pa nổi tiếng về các loại………………….. như vàng, bạc, hổ phách,… và nhiều ……………………… quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là…………………………………… Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. …………………… giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề …………… và trao đổi sản vật với…………….đến từ nước ngoài.
Trả lời:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,… Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Chăm-pa nổi tiếng về các loại khoáng sản như vàng, bạc, hổ phách,… và nhiều lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương. Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. Biển giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.
Câu 4. Các nhà sử học phải sử dụng tư liệu lịch sử, để có được một bức tranh lịch sử gần đúng nhất với những gì xảy ra, hoặc đã từng có trong quá khứ. Trải nghiệm công việc của một nhà sử học, em hãy quan sát và sắp xếp những nhân vật (từ số 1 đến số 6) vào sơ đồ 1 (trang 65). Khi đã chắc chắn rồi, em hãy viết tên những thành phần trong xã hội Chăm-pa tương ứng với các nhân vật trong các tác phẩm đó của nghệ thuật cổ Chăm-pa.
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: sắp xếp những nhân vật (từ số 1 đến số 6) vào sơ đồ 1
– Yêu cầu số 2: viết tên những thành phần trong xã hội Chăm-pa tương ứng với các nhân vật trong các tác phẩm đó của nghệ thuật cổ