Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
1. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Đặc điểm bao trùm lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến cuối những năm 80- đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
A. thế giới chia thành nhiều phe đối lập nhau
B. thế giới chia thành hai phe TBCN và XHCN do hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô đứng đầu
C. thế giới chia thành ba phe TBCN, XHCN và trung lập
D. thế giới không phân chia phe phái, tất cả các nước quan hệ mật thiết với nhau.
Đáp án B
2. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Mục tiêu đấu tranh của các lực lượng XHCN và cách mạng là
A. Phát triển kinh tế để trở thành các nước giàu mạnh
B. Tăng cường xây dựng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước
C. Hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
D. bảo vệ môi trường trong sạch
Đáp án C
3. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là:
A. Anh- Pháp –Mĩ
B. Mĩ- EU- Nhật Bản
C. Xin-gapo-Hàn Quốc-Trung Quốc
D. Nga- Nhật Bản-Hàn Quốc
Đáp án B
4. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Nhân tố có ý nghĩa quyết định để tăng trưởng kinh tế và nâng cao không ngừng mức sống của con người trong thế kỉ XX là:
A. Tìm ra các vùng đất mới
B. Cách mạng công nghiệp
C. cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại
D. sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
Đáp án C
5. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Giai đoạn sau “ chiến tranh lạnh” là giai đoạn
A. Từ năm 1945 đến năm 1991
B. Từ năm 1991 đến nay
C. Từ năm 1989 đến nay
D. từ năm 1954 đến năm 1975
Đáp án B
6. (trang 44 SBT Lịch Sử 9): Biểu hiện của sự liên kết kinh tế khu vực trong các nước tư bản là
A. Liên minh kinh tế Hàn Quốc-Nhật Bản
B. Liên minh kinh tế Nhật- Mĩ
C. Liên minh Châu Âu (EU)
D. Liên minh kinh tế các nước Bắc Âu : Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển.
Đáp án C
Bài tập 2. (trang 45 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền vào ô trống bên phải của sơ đồ dưới đây nội dung phù hợp để làm rõ tình hình nổi bật của các nước XHCN trong những năm cuối thế kỉ XX.
Lời giải:
Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Bài tập 3. (trang 45 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau
1. [ ] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành hệ thống thế giới.
2. [ ] Sự tan rã của “ trật tự hai cực’’ (1991) được coi như một mốc đánh dấu cho sự phân kì của giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay.
3. [ ] Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã vươn lên trở thành nước TBCN giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới và không vấp phải bất kì một thất bại nào.
4. [ ] Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo chiều hướng trật tự thế giới đa cực với nhiều trung tâm.
5. [ ] Ngày nay, các cường quốc đang ra sức vương lên, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn để có ưu thế trong trật tự thế giới mới.
6. [ ] Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. đây là thuận lợi to lớn đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI
Lời giải:
Đúng 1, 2, 4, 6 ;Sai 3, 5
Bài tập 4. (trang 45 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền vào cột bên trái của bảng dưới đây mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử ở cột bên phải?
Thời gian | Sự kiện |
1… | Các nước XHCN đã trở thành một nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. |
2… | Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam |
3… | Hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “ Chiến Tranh Lạnh” |
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện |
1. Năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX | Các nước XHCN đã trở thành một nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. |
2. Từ năm 1945 đến 1954 | Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam |
3. Tháng 12 – 1989 | Hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “ Chiến Tranh Lạnh” |
Bài tập 5. (trang 46 SBT Lịch Sử 9): Hãy trình bày nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Lời giải:
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự. trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi : hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản. tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua “Chiến tranh lạnh” và khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Bài tập 6. (trang 46 SBT Lịch Sử 9): Xu thế phát triển của thế giới ngày nay như thế nào và phụ thuộc vào những nhân tố nào ?
– Xu thế phát triển của thế giới:..
– Nhân tố phụ thuộc:..
Lời giải:
1. Đặc điểm, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, đang dần hình thành một trật tự thế giới mới :
– Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm … Mĩ cố gắng vươn lên “Trật tự đơn cực”. Trong khi đó, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc cố gắng duy trì “Trật tự đa cực”.
– Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng… Vai trò của Liên hợp quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh thế giới…
– Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
– Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố …
– Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” … Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.
2. Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới.
– Thực sự kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc (Mĩ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đức) trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (sức mạnh tổng hợp về mọi mặt trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột) tiếp tục phát triển.
– Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới phụ thuộc :
Sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước chủ nghĩa xã hội.
Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập.
Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
– Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá và biến chuyển trên cụ diện thế giới.
– Xu thế mới đó đã đặt ra cho tất cả các quốc gia dân tộc trước những thử thách, những thời cơ, những vận hội mới để đưa vận mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới. Thời cơ lớn đó là mở rộng quan hệ hữu nghị có thể nhanh chóng đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại. Song xu thế đó cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trước những thách thức lớn, hoặc là nhanh chóng tiến lên kịp với thời đại, hoặc là sẽ bị tụt hậu hoặc là “hoà đồng”, hoà nhịp được với xu thế phát triển của thời đại hoặc là bị “hoà tan”, đánh mất chính mình, đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình.
– Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
– Tuy nhiên sự nghiệp bảo vệ hoà bình mối quan tâm của toàn nhân loại, đang ngày càng phát triển, mặc dù những xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi, song đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mang tính huỷ diệt, nhằm bảo vệ sự sống con người và nền văn minh nhân loại.
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành
A. Nông nghiệp, khai mỏ
B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp
C. Công nghiệp nặng, giao thông vận tải
D. Giao thông vận tải, ,nông nghiệp, khai mỏ
Câu 2. Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thức dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hoá thành các giai cấp là
A. Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân
B. địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân
C. nông dân, tư sản, công nhân
D. địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản dân tộc, công nhân
Câu 3. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong Xã Hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa vô sản với tư sản
B. giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp
C. giữa nông dân với địa chủ phon kiến
D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và Phong kiến tay sai
Câu 4. Phon trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng sau chiến tranh chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự kiện
A. cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
B. Cao trào cách mạng ở các nước Châu Âu trong những năm 1918-1923.
C. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc
D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 5. Một sự kiện xảy ra vào tháng 6-1924, được đánh giá là sự mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc, như “ chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” đó là
A. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh
B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tai Sa Diện ( Quảng Châu, Trung Quốc)
C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( Sài Gòn)
D. Phong trào “ chấn hưng nội hoá, bại trừ ngoại hoá” của giai cấp tư sản.
Câu 6. Sự kiện nổi bật nhât, đánh dấu bước tiến trong phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1919-1925 là
A. Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công Hội Đỏ (bí mật)
B. Cuốc đấu tranh đòi nghỉ làm việc ngày chủ nhật có lương của công nhân viện chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì
C. Những cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu,.. ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…
D. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son
Lời giải:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | B | D | A | B | D |
B. Tự luận
Câu 1. Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm?
Câu 2. Hãy phân tích sự phân hoá giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ cách mạng của từng giai cấp?
Lời giải:
Câu 1.
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % – 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 – 1973 và tháng 2 – 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư – tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Câu 2.
Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.
Địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:
+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ
– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng
– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp nông dân: Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.
Giai cấp công nhân: Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.. Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.
Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
– Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
– Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
– Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
– Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
– Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
– Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tư sản:
– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
– Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
– Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tiểu tư sản:
– Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.
– Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.