Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
A. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản kể lại truyện Thánh Gióng.
B. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản nghị luận văn học.
C. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản phân tích truyện Thánh Gióng.
D. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản miêu tả lại truyện Thánh Gióng.
Trả lời:
Hai nhận xét đúng là:
B. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản nghị luận văn học.
C. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước là một văn bản phân tích truyện Thánh Gióng.
A. Truyện Thánh Gióng mãi là một truyện tiêu biểu của truyện cổ dân gian.
B. Truyện Thánh Gióng mãi là một truyện tiêu biểu của thể loại cổ tích.
C. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca về lòng yêu nước, chống xâm lăng.
D. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là một bài ca về lòng dũng cảm, mưu trí.
Trả lời:
Nội dung C (Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca về lòng yêu nước, chống xâm lăng) nêu đúng ý nghĩa của nhan đề văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh viễn của lòng yêu nước.
A. Bất biến Bất di C. Bất hủ D. Bất tận
Trả lời:
Từ bất hủ trong đáp án C có thể thay cho từ vĩnh cửu trong nhan đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
Trả lời:
(Câu hỏi 2, SGK) Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ; (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ; (4) Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; (5) Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả bài viết không kể lại mà chủ yếu phân tích ý nghĩa của các nội dung được kể lại trong truyện. Đây cũng chính là điểm khác biệt của văn bản văn học (truyện Thánh Gióng) và văn bản nghị luận (phân tích truyện Thánh Gióng). Ví dụ: nêu lên sự kiện “Gióng ra đời kì lạ” là để phân tích và chỉ ra ý nghĩa của sự kiện ấy: “Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thế là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ”.
Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.
Trả lời:
(Câu hỏi 3, SGK) Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì văn bản này thuyết phục về một vấn đề văn học.
Mục đích của bài nghị luận này là chỉ ra ý nghĩa của truyện Thánh Gióng, cụ thể làm sáng tỏ truyện Thánh Gióng là bài ca về lòng yêu nước chống xâm lăng của dân tộc ta. Để làm sáng tỏ mục đích này, tác giả đã dựa vào bố cục, cốt truyện, lần lượt phân tích ý nghĩa của các sự kiện lớn gồm: Gióng ra đời kì lạ; Gióng lớn lên cũng kì lạ; Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại. Ở mỗi sự việc, tác giả không kể lại mà chỉ ra sự việc ấy có ý nghĩa gì. Tất cả đều hướng tới làm rõ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thể hiện qua hình tượng Thánh Gióng.
– Có thể thấy các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu lên và phân tích rất rõ ràng, phong phú, hợp lí và có sức thuyết phục. Ví dụ, khi tác giả phân tích sự kiện Gióng lớn lên cũng kì lạ: “Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước”. Từ đó chỉ ra nhiều ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
+ Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
+ Gióng là hình ảnh nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ, như không biết gì đến việc nước, cũng giống như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ là người đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời cứu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.