Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài tập 1. trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Xem người ta kìa! Trong SGK (trang.54 – 55) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Mẹ muốn con phải giống những người như thế nào? Điều đó có cần thiết không? Vì sao?
Trả lời:
Mẹ muốn con giống những người thông minh, giỏi giang, vẹn toàn về các mặt. Mặc dù ước nguyện của mẹ là rất chính đáng, nhưng đó không phải là điều thật cần thiết. Thứ nhất, giống hệt với người khác là điều không tưởng, vì mỗi người có năng lực, sở trường, sở thích, cá tính riêng. Thứ hai, giống hệt người khác thì không còn bản sắc của mình, và không làm cho cuộc sống đa dạng. Vì thế, học tập những người giỏi giang không có nghĩa là đánh mất nét riêng đáng quý của mình.
Câu 2 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Những bằng chứng nào trong văn bản cho thấy, bên cạnh những nét giống nhau, con người còn có những nét riêng, khác biệt? Sự khác biệt như vậy có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Trong văn bản Xem người ta kìa!, người viết đưa ra những bằng chứng cho thấy bên cạnh những nét giống nhau, con người còn có những nét riêng, khác biệt. Đó là từ ngoại hình, giọng nói cho đến khả năng, tính tình của từng người trong lớp (Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,… Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…). Nhờ sự khác biệt ấy mà mỗi người sẽ đóng góp cho cuộc sống những giá trị riêng, làm cho cuộc sống trở nên phong phú.
Câu 3 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Giá trị của mỗi cá nhân là ở những điều giống người khác hay ở những nét riêng của bản thân?
Trả lời:
Mỗi cá nhân, bằng khả năng và nỗ lực riêng, phải tạo cho mình một “gia tài” riêng. Gia tài đó không chỉ là của cải vật chất, mà còn là những giá trị tinh thần, không ai có thể thay thế. Nếu chỉ giống người khác, thì giá trị của cá nhân sẽ bị mờ nhạt, chìm vào đám đông, không có nhiều ý nghĩa.
Câu 4 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, người viết muốn khẳng định ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?
Trả lời:
Văn bản Xem người ta kìa! có đề cập đến những điểm chung, gần gũi giữa mọi người. Bên cạnh đó, người viết khẳng định: mỗi người là một “thế giới” riêng, không lặp lại người khác. Theo ý người viết, học tập những tấm gương xuất chúng để tiến bộ cũng cần thiết, nhưng cần thiết hơn là phải thể hiện được những nét riêng, cá biệt, độc đáo của bản thân. Con người có thành công hay không, có đóng góp gì đáng kể cho cuộc sống hay không chính là nhờ phần khác biệt đó.
Câu 5 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Là một học sinh đang trong quá trình học tập để phát triển bản thân, em suy nghĩ gì về những điều gợi ra từ văn bản?
Trả lời:
Đây là câu hỏi có tính chất mở, yêu cầu em phát biểu suy nghĩ của mình, trên cơ sở những gì mà văn bản đọc đã gợi ra. Dù trả lời theo cách nào, thì em cũng cần thấy được ý nghĩa của sự gần gũi và khác biệt giữa bản thân mình với mọi người. Trong đó, sự khác biệt mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân.
cố định
Bài tập 2. trang 17, 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Hai loài khác biệt trong SGK (tr. 58 – 60) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Người viết gọi sự khác biệt do bản thân mình và số đông học sinh trong lớp tạo ra là “sự khác biệt vô nghĩa” là vì:
A. Đó là sự khác biệt không có giá trị
B. Đó là sự khác biệt thường tình
C. Đó là sự khác biệt có tính chất hài hước
D. Đó là sự khác biệt không nghiêm túc
Trả lời:
Đáp án A.
Câu 2 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Lý do người viết gọi sự khác biệt do J tạo ra là “sự khác biệt có ý nghĩa”:
A. Vì sự khác biệt ấy khiến nguwoif khác ngạc nhiên
B. Vì sự khác biệt ấy được tạo nên bởi một cá nhân
C. Vì sự khác biệt ấy cho thấy nhận thức và bản lĩnh của một cá nhân.
D. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác không thể làm theo
Trả lời:
Đáp án C.
Câu 3 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Thái độ của người viết đối với “sự khác biệt có ý nghĩa” qua cách thể hiện của J:
A. Không quan tâm vì không phải là điều mình thích
B. Kinh ngạc vì thấy J không giống ai
C. Ngạc nhiên và nể phục
D. Xem thường, vì J chẳng có biểu hiện gì nổi bật
Trả lời:
Đáp án C.
Câu 4 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Câu “Trong 24 tiếng đồng hồ, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.” Có trạng ngữ chỉ:
A. Địa điểm
B. Điều kiện
C. Nguyên nhân
D. Thời gian
Trả lời:
Đáp án D.
cố định
Bài tập 3. trang 18, 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Mẹ tôi không phải không có lý do khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
(Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ Văn 6, tập hai, Sđd, tr. 54)
Câu 1 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích trên đây được sử dụng để:
A. Kể một câu chuyện
B. Trình bày một ý kiến
C. Bộc lộ một cảm xúc
D. Nói về một trải nghiệm
Trả lời:
Đáp án B.
Câu 2 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng:
A. Lí lẽ
B. Bằng chứng
C. Lí lẽ và bằng chứng
Trả lời:
Đáp án A.
Câu 3 trang 18, 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Mẹ muốn con phải noi gương những người:
A. Đẹp đẽ
B. Có sức khỏe
C. Thông minh
D. Toàn vẹn, không có khuyết điểm
Trả lời:
Đáp án D.
Câu 4 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: “Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.” Là một câu có:
A. Một trạng ngữ vừa chỉ nguyên nhân vừa dùng để liên kết với câu trước, một trạng ngữ chỉ thời gian.
B. Một trạng ngữ chỉ nguyên nhân, một trạng ngữ chỉ điều kiện.
C. Một trạng ngữ vừa chỉ địa điểm, một trạng ngữ chỉ thời gian
D. Một trạng ngữ vừa chỉ điều kiện, một trạng ngữ chỉ thời gian
Trả lời:
Đáp án A.
cố định
Bài tập 4. trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Xem người ta kìa (từ Từ khi biết nhìn nhận đến trong mỗi con người) trong SGK (tr. 55) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong đoạn trích, người viết đã nêu những bằng chứng để làm rõ điều gì? Những bằng chứng đó được lấy từ đâu?
Trả lời:
Trong đoạn trích, người viết đã nêu lên những bằng chứng để làm rõ một ý kiến: mọi người xung quanh ta, ai cũng có nét riêng, khác biệt. Những bằng chứng đó được lấy từ thực tế cuộc sống, cụ thể ở đây là các bạn trong lớp học.
Câu 2 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hiểu như thế nào về câu “ Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là … không ai giống ai cả.”?
Trả lời:
Câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả” có thể hiểu: trên thế gian này, mỗi người đều có nét riêng, không ai giống ai, và đó là chuyện phổ biến.
Câu 3 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em phải làm gì khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “Không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.”?
Trả lời:
Khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”, chúng ta cần biết phát triển năng lực, sở thích, cá tính của mình theo hướng tích cực, để vừa biết hoà đồng với mọi người, vừa khẳng định mạnh mẽ giá trị của bản thân.
Câu 4 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?
Trả lời:
Bài nghị luận muốn có sức thuyết phục, phải có lí lẽ và bằng chứng. Qua đoạn trích, ta thấy, bằng chứng để đưa vào bài nghị luận bàn về một hiện tượng (vấn đề) đời sống phải là những gì có trong thực tế, tiêu biểu, phù hợp với hiện tượng (vấn đề) được bàn luận.
Câu 5 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!”, theo em, có thể thay thành ngữ nghịch như quỷ bằng từ ngữ khác được không? Vì sao?
Trả lời:
Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!”, thành ngữ nghịch như quỷ được dùng rất đắt. Nó vừa cho biết mức độ nghịch ngợm của học trò, đồng thời khiến ta liên hệ tới câu nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Cho nên, khó có thể tìm được từ ngữ nào thay thế thành ngữ nghịch như quỷ trong câu trên.
cố định
Bài tập 5. trang 19, 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Hai loại khác biệt (từ Điều tôi học được từ bài tập này đến không nể phục cậu) trong SGK (tr. 60) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thể hiện sự khác biệt của đối tượng nào? Đối tượng đó đã thể hiện sự khác biệt ra sao? Điều ấy trái ngược với sự lựa chọn của ai?
Trả lời:
Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thể hiện sự khác biệt của “tôi” (chính người viết) và số đông các bạn trong lớp. Họ mặc bộ đồ quái dị đến trường, và không quan tâm tìm hiểu những điều thật sự có ý nghĩa. Cách thể hiện này trái ngược hoàn toàn với sự lựa chọn của J.
Câu 2 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận gì từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Trả lời:
Từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J, nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận: sự khác biệt chia làm hai loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Kết luận này nằm ở hai câu đầu của đoạn trích.
Câu 3 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Số đông các bạn trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa”, trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa”. Hiện tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Số đông học sinh trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa”, trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa“ Từ sự trái ngược đó, có thể thấy: khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt dễ dãi, hời hợt bề ngoài, ai cũng có thể thể hiện; trong khi khác biệt có ý nghĩa là sự khác biệt trong suy nghĩ, trong thái độ và cách ứng xử. Đó không phải là điều dễ dàng, vì thế, hiếm người làm được.
Câu 4 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhân vật “tôi” tỏ thái độ như thế nào đối với từng sự khác biệt được nói đến trong đoạn trích?
Trả lời:
Gọi sự khác biệt mà mình và số đông các bạn trong lớp thể hiện là “sự khác biệt vô nghĩa”, người viết (nhân vật“tôi”) đã tỏ thái độ coi thường. Trái với điều đó, gọi sự khác biệt của J là “sự khác biệt có ý nghĩa? người viết bộc lộ thái độ nể phục. Ở câu cuối của đoạn trích, thái độ ấy đã được thể hiện rất rõ.
Câu 5 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vấn đề được bàn trong đoạn trích có ý nghĩa đối với em và các bạn của em hiện nay không? Vì sao?
Trả lời:
Hiện nay, học sinh cũng rất thích thể hiện cá tính, những nét khác biệt của mình. Chạy theo những sự khác biệt dễ dãi bề ngoài như trang phục, kiểu tóc, lời nói,… là chuyện phổ biến. Trong tình hình đó, vấn đề được bàn trong đoạn trích thật sự có ý nghĩa. Nó cảnh báo một xu hướng sai lệch, đồng thời gợi ý về cách lựa chọn đúng đắn, cần thiết.
Câu 6 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ở câu: “Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.”, những từ ngữ in đậm trong câu là thành phần gì? Nếu bỏ thành phần ấy, nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Trong 24 tiếng đồng hồ đó là trạng ngữ của câu. Nếu bỏ thành phần ấy, người đọc sẽ không biết sự việc được nói đến trong câu diễn ra vào thời gian nào.
cố định
Bài tập 6. trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)
Câu 1 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?
Trả lời:
Câu thứ nhất là một câu hỏi. Câu thứ hai trả lời cho câu hỏi đó.
Câu 2 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?
Trả lời:
Ở đoạn trích, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề.
Câu 3 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hiểu như thế nào về câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người.”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?
Trả lời:
Câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người.” có nghĩa: trên đời này, hầu như ai cũng đã từng cười cợt, chê bai người khác. Mỗi cá nhân cần biết đó là biểu hiện không tốt, cần phải tránh.
Câu 4 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?
Trả lời:
Cười nhạo người khác tuy là một nhược điểm của con người, nhưng điều đó chưa tệ hại bằng những thói xấu khác như sự bất nhân, độc ác, tàn nhẫn,… Ở phần sau của đoạn, người viết đã chỉ ra cách chữa “căn bệnh” này.
Câu 5 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo tác giả, “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác là gì? Hãy nêu ý kiến của em về “phương thuốc” đó.
Trả lời:
Yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đổi với người khác, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, đó là “phương thuốc” mà người viết đề xuất nhằm trị “căn bệnh” cười nhạo. Bên cạnh “phương thuốc” này, có thể còn có những cách khác, chẳng hạn: phát huy vai trò của giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, xây dựng quan hệ thân tình gắn bó giữa các thành viên trong tập thể, cộng đồng,… Tóm lại, tùy từng trường hợp cụ thể để chọn cách “chữa trị” phù hợp.
Câu 6 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao trong câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người.”, không thể dùng từ yếu điểm thay cho từ nhược điểm?
Trả lời:
Nhược điểm là điểm yếu kém, yếu điểm là điểm chủ yếu. Vì sự khác nhau về nghĩa như vậy, cho nên không thể dùng từ yếu điểm thay cho nhược điểm ở câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”.
Câu 7 trang 20 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này.”, theo em, có thể thay từ phương thuốc bằng từ nào mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi?
Trả lời:
Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này.” có thể thay từ phương thuốc bằng từ bài thuốc mà vẫn giữ nguyên ý.
cố định
Bài tập 7. trang 20, 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống, …), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lý, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khỏe mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cái đẹp? Có ai không muốn được tôn trọng?… Tuy nhiên, những khao khát chính đáng ấy không phải bao giờ cũng được thỏa mãn. Thực tế, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại, …là những điều từng xảy ra đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học
phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2016, tr. 93)
Câu 1 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên?
Trả lời:
Đoạn trích nêu lên vấn đề để bàn luận, có sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề. Đó là những dấu hiệu cho thấy tính chất nghị luận trong đoạn trích.
Câu 2 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vấn đề gì được tập trung bàn luận trong đoạn trích?
Trả lời:
Sự tương đồng, gần gũi giữa con người với nhau là vấn đề được tập trung bàn luận trong đoạn trích.
Câu 3 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt nào? Sự tương đồng về mặt nào mới quan trọng?
Trả lời:
Theo tác giả, con người có sự tương đồng về mặt sinh lí và mặt tâm lý, tinh thần. Sự tương đồng về tâm lý, tinh thần mới là điều quan trọng, cần bàn.
Câu 4 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng:, người viết dùng lý lẽ để nêu ý kiến. Ý kiến đó có sức thuyết phục không?
Trả lời:
Khi nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng” người viết đã dùng lí lẽ: hễ là con người, ai cũng muốn khỏe mạnh, thông minh, hạnh phúc, thành công, được người khác tôn trọng. Lí lẽ này rất có sức thuyết phục, không dễ bác bỏ.
Câu 5 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích, em rút ra được điều gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống?
Trả lời:
Em có thể tự rút ra bài học ứng xử cho riêng mình, trong đó, quan trọng nhất là phải biết chia sẻ, cảm thông với người khác.
Câu 6 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong câu “Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống, …), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lý, về tinh thần”, có thể hoán đổi vị trí hai từ tương đồng và giống nhau ở câu trên được không? Vì sao?
Trả lời:
Hai từ tương đồng và giống nhau có thể hoán đổi vị trí cho nhau, bởi đó là hai từ đồng nghĩa, có cách sử dụng giống nhau trong nhiều trường hợp.
Câu 7 trang 21 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nếu đổi hết tất cả các câu hỏi trong đoạn thành câu khẳng định, ví dụ: “Sinh ra trên đời, có ai không muốn khỏe mạnh, thông minh?” đổi thành “Sinh ra trên đời, ai cũng muốn khỏe mạnh, thông minh.” Thì theo em, khả năng tác động đến người đọc của đoạn trích có bị giảm đi không?
Trả lời:
Các câu hỏi trong đoạn hoàn toàn có thể đổi cấu trúc thành câu khẳng định. Tuy nhiên đó chỉ là vấn đề ngữ pháp. Thực tế, cấu trúc theo kiểu câu hỏi như ở đoạn trích này, khả năng tác động mạnh hơn hẳn so với kiểu câu khẳng định.
cố định
Bài tập 8. trang 21, 22, 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu – cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu – rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy. Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa. Để đối phó với những kẻ này, phải có sự kết hợp cùng nhau của cháu và bố mẹ nữa.
[…] Khi gặp một kẻ hay bắt nạt, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sợ hãi. Nhưng rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ, và rồi giận dữ. Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả – điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
[…] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan. Điều tiếp theo cháu nên làm là tâm sự với một người lớn nào đó mà cháu tin tưởng về mọi chuyện. Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên. Và đây là phần mà ông muốn bố mẹ cháu cùng đọc. Nếu cháu bị bắt nạt, bố mẹ cháu nên làm gì?
(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Những bức thư gửi cháu Sam, trích Thông điệp cuộc sống, Minh Trân – Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 117 – 118)
Câu 1 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích là lời của ai nói với ai và được trình bày bằng hình thức nào?
Trả lời:
Đoạn trích là lời của ông nói với cháu, được trình bày bằng hình thức viết thư.
Câu 2 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?
Trả lời:
Theo thông tin mà đoạn trích đã nêu, chuyện bắt nạt thường xảy ra với cháu và các học trò trạc tuổi cháu, ở mọi nơi.
Câu 3 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?
Trả lời:
Căn cứ vào các câu: “Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy.” và “Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả – điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn”, ta biết rằng đoạn trích tập trung nói về cách đối phó khi bị bắt nạt.
Câu 4 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao tác giả cho rằng tránh xa những kẻ bắt nạt không phải là hèn nhát mà là không ngoan?
Trả lời:
Tránh xa những kẻ bắt nạt thì việc bắt nạt sẽ không diễn ra, hoặc nếu đã diễn ra trước đó thì cũng không làm cho sự việc rắc rối thêm. Như vậy là khôn ngoan.
Câu 5 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo lời khuyên của người ông đối với cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là gì? Phân tích tác dụng tích cực của cách ứng xử ấy.
Trả lời:
Theo lời khuyên của ông dành cho cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là:
– Không đánh trả lại kẻ bắt nạt, vì đánh trả lại sẽ khiến kẻ bắt nạt có cớ đẩy tình trạng đến mức trầm trọng hơn.
– Tránh xa những kẻ bắt nạt, vì như thế sẽ tránh được những mâu thuẫn có thể nảy sinh.
– Nhờ bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ, vì họ là người lớn, có thể tìm được những cách giải quyết hợp lý hơn.
Câu 6 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em có thể rút ra bài học cho bản thân từ những điều được bàn trong đoạn trích không? Vì sao?
Trả lời:
Chuyện bị bắt nạt có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi gặp tình huống như vậy, những lời khuyên của ông đối với cháu trong đoạn trích này thực sự là những bài học thiết thực.
Câu 7 trang 22, 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sau đây là những câu biến đổi cấu trúc so với câu gốc trong đoạn trích:
– Trường hợp thứ nhất:
+ Câu trong đoạn trích: Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa.
+ Câu biến đổi cấu trúc: Lá thư này không chỉ dành riêng cho bố mẹ cháu, mà còn cho cả cháu nữa.
– Trường hợp thứ hai:
+ Câu trong đoạn trích: Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên.
+ Câu biến đổi cấu trúc: Bố mẹ cháu cũng có thể giúp cháu, nhưng thầy cô giáo chính là người phải biết trước tiên.
Có thể dùng những câu đã thay đổi cấu trúc để thay thế cho câu gốc trong đoạn trích được không? Vì sao?
Trả lời:
Với các trường hợp này, không thể dùng các câu đã biến đổi cấu trúc để thay cho những câu gốc trong đoạn trích được. Cụ thể:
– Ở trường hợp thứ nhất: thư ông viết cho cháu thì đối tượng trước hết không thể là bố mẹ cháu.
– Ở trường hợp thứ hai: khi con cái bị bắt nạt, thì bố mẹ phải giúp đỡ con trước, sau đó mới nhờ đến thầy cô giáo.
cố định
Bài tập 9. trang 23, 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”. “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt của người khác. Có thể là niệm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc…Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)
Câu 1 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: “Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm những ai?
Trả lời:
“Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm: cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn thân, thậm chí người xa lạ.
Câu 2 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?
Trả lời:
Cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Để chứng minh điều đó, tác giả dùng các bằng chứng: ánh mắt buồn của mẹ chứng tỏ con cái đã làm điều gì đó chưa phải; ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô cho thấy học sinh chưa nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm.
Câu 3 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ánh mắt của người khác thường hàm chứa những thái độ gì? Vấn đề này liên quan đến văn bản nào em đã được đọc ở bài 8. Khác biệt và gần gũi
Trả lời:
Ánh mắt của người khác hàm chứa những thái độ khác nhau: niềm tin yêu; sự đồng cảm, sẻ chia; sự khích lệ, cổ vũ; nỗi hoài nghi hay trách móc;… Vấn đề này liên quan đến văn bản Tiếng cười không muốn nghe mà em đã được đọc ở bài 8. Khác biệt và gần gũi.
Câu 4 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ ta mà người viết sử dụng trong đoạn trích giúp em hiểu được điều gì?
Trả lời:
Trong đoạn trích, người viết sử dụng đại từ ta. Với đại từ này, tác giả muốn nói rằng: bất cứ ai cũng đều chịu sự nhìn nhận, đánh giá của người khác. Đây là điều không phải thuộc riêng một cá nhân nào.
Câu 5 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao muốn hiểu mình hơn thì cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình?
Trả lời:
Con người thường chủ quan, sai lệch khi tự đánh giá bản thân. Nhiều lúc che đậy khiếm khuyết hay tự đề cao mình quá. Câu tục ngữ: Cọc đèn tối chân muốn nói điều đó. Vì thế, chú ý thêm sự soi xét của người khác đối với mình là cách để hiểu mình hơn.
Câu 6 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến đã nêu. Vì mỗi lời nói, việc làm của em đều tác động đến người khác. Tự bản thân em không biết được đầy đủ tác động đó là tốt hay xấu. Bởi thế, nhiều khi thái độ của người khác là sự phản hồi đáng tin cậy, giúp em biết lời nói và hành vi của mình là đúng hay là sai, hay hay là dở.
Câu 7 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
Trả lời:
Không thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc được, vì hai từ này có nghĩa khác nhau.
Câu 8 trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Gọi tên thành phần được in đậm trong câu sau và nêu chức năng của nó:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”.
Trả lời:
Ở câu “Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt người khác.”, thành phần được in đậm là trạng ngữ chỉ điều kiện.
cố định
Bài tập 1. trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hoàn thành đoạn văn có câu chủ đề: Không ai muốn bị bắt nạt.
Trả lời:
Cuộc sống này không ai muốn bị bắt nạt, ai cũng muốn được đối xử công bằng, bình đẳng. Đừng bắt nạt bất cứ một ai đó chỉ để thỏa mãn sự hiếu thắng, tự kiêu của bản thân mình. Người bị bắt nạt sẽ luôn tự ti, cho rằng mình thấp kém, yếu đuối nên mới bị bắt nạt như vậy. Bắt nạt người khác cũng chẳng thể khiến cho một người thể hiện được bản thân mạnh mẽ. Đó chỉ là hành động chứng tỏ sự ngu ngốc, hẹp hòi của một con người ích kỉ mà thôi. Còn những người bị bắt nạt, hãy tự rèn luyện sự tự tin cho mình. Khi bạn mạnh mẽ hơn họ, bạn hoàn toàn có thể bình tĩnh đáp trả lại những kẻ bắt nạt và khiến họ ở một vị trí yếu thế hơn bạn. Cuộc sống này vốn dĩ công bằng thuộc về tất cả mọi người. Sự đối xử công bằng sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
cố định
Bài tập 2. trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề: cần biết cảm thông với người khác
Trả lời:
Cảm thông chính là chìa khóa để mở cửa trái tim yêu thương với một người. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua và sẵn sàng giúp đỡ, bao bọc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải. Đừng bao giờ cười cợt, mỉa mai bất hạnh của người khác. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng nhiều nhất có thể mang sự cảm thông của mình để an ủi bất hạnh, đau khổ của họ. Bởi chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy đến với cuộc sống của mình. Biết đâu một ngày chính bản thân mình cũng sẽ cần đến sự cảm thông của người khác. Và nếu không nhận được sự cảm thông thì khi ấy, cuộc sống của bạn sẽ bế tắc đến nhường nào. Biết cảm thông chính là cách tốt nhất để cho đi và sẽ được nhận lại. Ai có một trái tim biết cảm thông, cuộc sống của của người ấy chắc chắn sẽ trở nên tốt đẹp và nhận được tình cảm yêu mến của nhiều người hơn.
cố định
Bài tập 1. trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Cần có thái độ như thế nào đối với các bạn khuyết tật? Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.
Trả lời:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Các bạn khuyết tật về thân thể, nhưng có thể rất thông minh, có suy nghĩ bình thường như chúng ta. Các bạn khuyết tật vẫn có quyền được đến trường để học tập như những người bình thường khác. Vì thế, chúng ta cần tôn trọng và khuyến khích để các bạn phát huy năng lực trong học tập và thể hiện mình ở các hoạt động khác. Các bạn khuyết tật thường gặp khó khăn trong sinh hoạt, do đó, chúng ta phải biết cách giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ với các bạn. Ngay cả khi các bạn không thể suy nghĩ bình thường như chúng ta thì cũng không thể miệt thị các bạn. Hãy bao dung, cảm thông và chia sẻ với những khuyết điểm đó của các bạn. Tình bạn không phân biệt ai thông minh hơn ai, giỏi hơn ai mà xuất phát từ sự chân thành.
cố định
Bài tập 2. trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề tự học.
Trả lời:
Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân mình. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Tự học cũng có thể chủ động mở các cuộc học nhóm để tăng sự tương tác, tìm hiểu kiến thức nhanh và sâu hơn. Tự học dưới bất cứ hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Cần phê phán những tư tưởng sai lệch về tự học như sao chép đáp án của người khác. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó. Hãy cố gắng rèn luyện sự tự học, chỉ có tự học mới giúp bản thân chúng ta tiến bộ hơn, có chí cầu tiến hơn, sớm đạt được kết quả như bản thân mong muốn.
cố định