Chương 3: Thân

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 6 – Bài tập có lời giải trang 27, 28, 29 SBT Sinh học 6 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 6: Thân cây gồm những bộ phận nào ? Nêu sự giống và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa.

Lời giải:

– Thân cây gồm những bộ phận sau :

+ Thân chính.

+ Cành.

+ Chồi ngọn.

+ Chồi nách.

– Sự giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa :

+ Đều là chồi nách, nằm ở nách lá trên cây hoặc trên cành.

+ Đều có mầm lá bao bọc.

– Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa :

+ Chồi lá: bên trong mầm lá là mô phân sinh ngọn, sẽ phát triển thành cành mang lá.

+ Chồi hoa : bên trong mầm lá là mầm hoa sẽ phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.

Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 6: Thân cây dài ra do bộ phận nào ? Sự dài ra của các loại cây khác nhau có giống nhau không ?

Lời giải:

– Thân cây dài ra do phần ngọn, vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra.

– Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau :

+ Cây thân cỏ, thân leo (mướp, bí…) dài ra rất nhanh.

+ Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, như bạch đàn, chò…

+ Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiểu cao.

Bài 3 trang 28 SBT Sinh học 6: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.

Lời giải:

Bài 4 trang 28 SBT Sinh học 6: Quan sát sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành và điền tên các bộ phận tương ứng với các số trên sơ đồ.

Lời giải:

Sơ đồ cắt ngang của thân cây cây trưởng thành

1.vỏ;    2. Tầng sinh vỏ ;    3. Tầng sinh vỏ;

4. Mạch rây ;    5. Tầng sinh trụ ;    6. Mạch gỗ;

Bài 5 trang 28 SBT Sinh học 6: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Lời giải:

Dụng cụ :

– Bình thuỷ tinh chứa nước pha màu (mực đỏ hoặc tím)

– Dao con.

– Kính lúp.

– Một cành hoa trắng (hoa huệ hoặc hoa cúc, hoa hồng).

Tiến hành thí nghiệm:

– Cắm cành hoa vào bình đựng nước màu và để ra chỗ thoáng.

– Sau một thời gian, quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.

– Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu.

Kết luận : Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyến nhờ mạch gỗ.

Bài 6 trang 29 SBT Sinh học 6: Quan sát hình 18.1 SGK, nêu đặc điểm, tên thân biến dạng và chức năng đối với cây.

Lời giải:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1176

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống