Chương 7: Sự tiến hóa của động vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 7 – Bài tập có lời giải trang 118, 119, 120, 121, 122 SBT Sinh học 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 118 SBT Sinh học 7: Hãy chọn các thông tin ở cột B cho phù hợp với thông tin ỏ cột A trong bảng sau:

A. Tên các ngành, lớp động vật B. Phương thức và bộ phận di chuyển

1. Động vật nguyên sinh

2. Ruột khoang

3. Giun dẹp

4. Giun tròn

5. Giun đốt

6. Thân mểm

7. Chân khớp

8. Cá

9. Lưỡng cư

10. Bò sát

11. Chim

12. Thú

a) Vây bơi

b) Co duỗi cơ thể

c) Chân giả, lông roi, lông tơ

d) Màng bơi của chi sau (trong nước) ; bò, phóng mình bằng chi trên cạn

e) Chi, với nhiều dạng như leo trèo, chuyền cành, đi, phóng, chạy

g) Chi, sự chuyển động của thân và hỗ trợ của đuôi

h) Chi trên cạn và cánh khi bay trên không

i) Chân bò, chân bơi (ở nước); bò, chân nhảy, cánh

k) Chân là những chỗ lồi của cơ thể

l) Bám, co duỗi cơ thể hoặc lộn đầu

Lời giải:

1. c ; 2. 1; 3. b ; 4. b ; 5. b ; 6. k ; 7. i; 8. a ; 9. d ; 10. g ; 11. h ; 12. e.

Bài 2 trang 118 SBT Sinh học 7: Nêu sự tiến hoá của co quan di chuyển ỏ động vật. Cho ví dụ.

Lời giải:

Cơ quan di chuyển ở động vật từ chỗ : chưa có cơ quan di chuyển ở động vật, sống bám vào một nơi (hải quỳ, san hô) hoặc di chuyển bằng hình thức rất đơn giản kém hiệu quả, di chuyển chậm kiểu sâu đo (thuỷ tức) ; đến cơ quan di chuyển còn rất đơn giản như mấu lồi cơ, tơ bơi (rươi) ; phân hoá thành chi phân đốt (rết), cuối cùng bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng rất khác nhau, thích nghi với nhiều hình thức di chuyển ở các môi trường khác nhau.

Bài 3 trang 119 SBT Sinh học 7: Cho tập hợp các sinh vật sau : vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, doi, kanguru. Hãy xếp thành từng nhóm sinh vật có 1 hình thúc di chuyển, có 2 hình thức di chuyển, có 3 hình thúc di chuyển.

Lời giải:

Những đại diện có 1 hình thức di chuyển : hươu (đi – chạy) , cá chép (bơi), giun đất (bò); dơi (bay), kanguru (nhảy).

Những đại diện có 2 hình thức di chuyển : gà lôi (đi – chạy, bay) ; vượn (leo trèo, đi).

Những đại diện có 3 hình thức di chuyển : vịt trời (đi – chạy, bơi , bay) ; châu chấu (đi – nhảy, bay).

Bài 4 trang 119 SBT Sinh học 7: Nêu sự tiến hoá vé thể thút cấu tạo chung của cơ thể động vật.

Lời giải:

Từ cơ thể đơn bào (động vật nguyên sinh) tiến tới cơ thế đa bào bậc thấp, chưa phân hoá các cơ quan hoàn chỉnh (như ruột khoang, các ngành giun…) rồi tiến tới hoàn chỉnh hơn (chân khớp).

Động vật có xương, các cơ quan phân hoá rõ rệt và thực hiện các chức năng chuyên biệt hơn đồng thời có cấu tạo phức tạp, hoàn thiện hơn.

Bài 5 trang 119 SBT Sinh học 7: Hây điển các thông tin phù hợp vào cột trống ở bảng sau :

Đặc điểm của hệ hô hấp Ngành động vật
Tế bào chưa phân hoá
Trao đổi khí thực hiện chủ yếu qua bề mặt cơ thể
Hô hấp bằng mang
Hình thành hệ thống ống khí
Phổi và túi khí
Phổi

Lời giải:

Đặc điểm của hệ hô hấp Ngành động vật
Tế bào chưa phân hoá Động vật nguyên sinh
Trao đổi khí thực hiện chủ yếu qua bề mặt cơ thể Ruột khoang, giun…
Hô hấp bằng mang Động vật sống ở nước (cá…)
Hình thành hệ thống ống khí Sâu bọ
Phổi và túi khí Chim
Phổi Động vật có xương sống ở cạn : thỏ…

Bài 6 trang 120 SBT Sinh học 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào cột trống ở bảng sau :

Đặc điểm của hệ tuần hoàn Ngành động vật
Chưa phân hoá
Tim chưa có tâm nhì và tâm thất, hệ tuần hoàn kín
Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín

Lời giải:

Đặc điểm của hệ tuần hoàn Ngành động vật
Chưa phân hoá Động vật nguyên sinh
Tim chưa có tâm nhì và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Giun đốt
Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở Chân khớp
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Động vật có xương sống

Bài 7 trang 120 SBT Sinh học 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào cột trống ở bảng sau :

Đặc điểm của hệ tuần hoàn Ngành động vật
Chưa phân hoá
Hình mạng lưới
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)
Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng)
Hình ống (bộ não, tuỷ sống)

Lời giải:

Đặc điểm của hệ tuần hoàn Ngành động vật
Chưa phân hoá Động vật nguyên sinh
Hình mạng lưới Ruột khoang
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) Giun đốt
Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng) Chân khớp
Hình ống (bộ não, tuỷ sống) Động vật có xương sống

Bài 8 trang 121 SBT Sinh học 7: Nêu sự tiến hoá của hệ thẩn kinh ở động vật.

Lời giải:

Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá (động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh mạng lưới (ruột khoang), tiến tới hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuồi hạch bụng (giun đốt), đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống ở động vật có xương sống.

Bài 9 trang 121 SBT Sinh học 7: Hãy chọn các sinh vật trong các tập hợp sinh vật sau (bò sát, chim, thú, amip, trùng cỏ, ruơi, san hô, thuỷ tức, giun đất, súa, sâu bọ, cá, luỡng cư) điền vào cột trống cho phù họp trong bảng sau.

Hình thức sinh sản Đại diện
Phân đôi
Mọc chổi
Tái sinh
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Thụ tinh trong, trứng được đẻ ra và phát triển nhờ nhiệt độ môi trường
Thụ tinh trong, trứng đẻ ra được bố mẹ ấp và chăm sóc
Thụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữa đồng thời chăm sóc con

Lời giải:

Hình thức sinh sản Đại diện
Phân đôi Amip, trùng cỏ
Mọc chổi San hô, thuỷ tức
Tái sinh Rươi, san hô
Thụ tinh ngoài Thuỷ tức, sứa, cá, lưỡng cư
Thụ tinh trong Giun đất, sâu bọ
Thụ tinh trong, trứng được đẻ ra và phát triển nhờ nhiệt độ môi trường Bò sát
Thụ tinh trong, trứng đẻ ra được bố mẹ ấp và chăm sóc Chim
Thụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữa đồng thời chăm sóc con Thú

Bài 10 trang 122 SBT Sinh học 7: Căn cứ vào đâu có thể kết luận giữa các nhóm động vật có mối quan hệ họ hàng ?

Lời giải:

Dựa vào các di tích hoá thạch là di tích của các động vật đã tuyệt diệt để lại trong các lớp đất đá có thể kết luận giữa các nhóm động vật có mối quan hệ họ hàng. Ví dụ, trên hoá thạch của chim cổ cho thấy chúng mang nhiều đặc điểm của bò sát. Hoá thạch của lưỡng cư cổ còn mang đậm nét những đặc điểm của cá vây chân cổ.

Bài 11 trang 122 SBT Sinh học 7: Cây phát sinh giới Động vật là gì ? Nêu ý nghĩa của cây phát sinh giới Động vật.

Lời giải:

Cây phát sinh giới Động vật là một sơ đồ cây phát ra những nhánh từ một gốc chung tức tổ tiên chung. Các nhánh đó tiếp tục phát ra các nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng biểu thị một nhóm động vật. Kích thước các nhánh khác nhau : khi nhánh có kích thước càng lớn thì số loài của nhánh càng lớn và ngược lại. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần nhau hơn.

Cây phát sinh giới Động vật có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật, cho biết toàn bộ giới Động vật đa dạng phong phú ngày nay phát sinh rù một nguồn gốc ban đầu. Đồng thời qua cây phát sinh giới Động vật người ta còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1145

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống