Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Sách Bài Tập Sinh Học 7 – Bài tập trắc nghiệm trang 112, 113, 114, 115 SBT Sinh học 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài 1 trang 112 SBT Sinh học 7: Đời sống của thỏ có các đặc điểm là
A. có tập tính sống ấn náu trong hang, bụi rậm đế lấn trốn kẻ thù
B. kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).
C. là động vật hằng nhiệt.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 2 trang 112 SBT Sinh học 7: Sinh sản của thỏ có đặc điểm
A. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
B. có hiện tượng thai sinh.
C. thỏ con mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 3 trang 112 SBT Sinh học 7: Bộ lông của thỏ là
A. lông mao dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
B. lông vũ dày, mượt, có tác dụng giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
C. lông mao dày, xốp, có tác dụng che chở cho con non khi mới đẻ.
D. lông vũ dày, xốp, có tác dụng giữ nhiệt.
Đáp án A
Bài 4 trang 112 SBT Sinh học 7: Thỏ có
A. mũi và tai không thính.
B. mũi và tai rất thính.
C. tai rất thính nhưng khứu giác kém.
D. mũi rất thính nhưng tai kém thính nên vành tai phải to để hứng âm thanh.
Đáp án B
Bài 5 trang 112 SBT Sinh học 7: Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất là
A. răng nanh.
B. răng hàm.
C. răng cửa.
D. răng hàm và răng cửa.
Đáp án C
Bài 6 trang 113 SBT Sinh học 7: Xương cột sống của thỏ có đoạn
A. cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
B. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.
C. cổ, ngực, chậu và đuôi.
D. cổ, ngực, đuôi.
Đáp án A
Bài 7 trang 113 SBT Sinh học 7: Đặc điểm di chuyển của kanguru là
A. di chuyển bằng 4 chi.
B. dùng 2 chi sau để nhảy.
C. chuyền cành bằng 2 chi sau.
D. chuyền cành bằng 2 chi trước.
Đáp án B
Bài 8 trang 113 SBT Sinh học 7: Thú túi có đại diện là
A. dơi.
B. thú mỏ vịt.
C. kanguru.
D. chuột chũi.
Đáp án C
Bài 9 trang 113 SBT Sinh học 7: Bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm là
A. răng cửa rất lớn, sắc, chìa ra ngoài.
B. giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thường xuyên mọc dài.
C. răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có lớp men ngang, thấp.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 10 trang 113 SBT Sinh học 7: Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống ở đồng cỏ là
A. hai chi trước rất yếu.
B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy.
C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.
D. hai chi trước rất yếu và di chuyển theo lối nhảy.
Đáp án B
Bài 11 trang 113 SBT Sinh học 7: Trong hệ tiêu hoá của thỏ, đặc điểm không có trong hệ tiêu hoá ở động vật ăn thịt là
A. có đủ các loại răng.
B. manh tràng rất phát triển.
C. dạ dày rất phát triển.
D. ruột già.
Đáp án B
Bài 12 trang 114 SBT Sinh học 7: Cánh da của bộ Dơi có đặc điểm là một màng da rộng
A. có phủ lớp lông mao dày.
B. trơn nhẵn.
C. có phủ lớp ỉông mao thưa.
D. có tiết chất dính để bắt muỗi.
Đáp án C
Bài 13 trang 114 SBT Sinh học 7: Bộ Cá voi có đặc điểm lông thích nghi với đời sống ở nước như
A. lông tiêu biến hoàn toàn.
B. có lông mao rất ngắn và thưa.
C. lông gần như tiêu biến hoàn toàn, trừ chút ít ở phần đầu.
D. phần vây lông tiêu biến, chỉ có ở phần thân rất thưa.
Đáp án C
Bài 14 trang 114 SBT Sinh học 7: Bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm răng thích nghi với ăn sâu bọ là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa bản to và răng nanh rất nhọn.
D. gồm toàn răng nhọn, hàm cũng có 3, 4 mấu lồi.
Đáp án D
Bài 15 trang 114 SBT Sinh học 7: Bộ Ản thịt có đặc điểm răng thích nghi với chế độ ăn thịt là
A. có đầy đủ các loại răng cửa, răng hàm, răng nanh.
B. răng cửa rất phát triển và răng hàm có diện tích lớn.
C. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn dài nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.
D. răng cửa ngắn, sắc, răng nanh nhỏ dài nhọn, răng hàm có diộn tích rộng.
Đáp án C
Bài 16 trang 114 SBT Sinh học 7: Đặc điểm đặc trưng của bộ Móng guốc là
A. số ngón tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
B. chân rất cao.
C. đều có sừng.
D. luôn sống thành bầy đàn.
Đáp án A
Bài 17 trang 114 SBT Sinh học 7: Lớp Thú có 3 dạng chính do thích nghi với môi trường sống : Dạng có đầu, mình, cổ và đuôi phân biệt rõ ràng : Dạng này………….. (1)……………….. các loài trong lớp Thú, các loài này chủ yếu là………….. (2)…. ví dụ : mèo, thỏ, trâu, bò… Dạng có cánh : Dạng này thích nghi với môi trường…………… (3)…………….. , có khả năng bay lượn. Giữa các ngón của chi có lớp da như cánh của các loài chim, ví dụ : dơi… hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau, ví dụ : chồn bay… Dạng thích nghi bơi lội : Cơ thể có các chi biến đổi thành……………… (4)……………… Lớp da thì trở nên trơn, bóng hơn, ví dụ : cá voi, bò nước.
A. chiếm đa số
B. sống không khí
C. các vây
D. sống trên cạn
Đáp án 1. A
2. D
3. B
4. C
Bài 18 trang 115 SBT Sinh học 7: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A rồi điền vào cột c.
A. Tên động vật | B. Các đặc điểm cấu tạo và tập tính | C. Trả lời |
1. Dơi 2. Cá voi |
a) Không có răng, lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng. b) Thức ăn là sâu bọ, rau quả c) Đuôi là vây đuôi d) Chi sau nhỏ, yếu e) Chi trước biến thành vây bơi g) Đuôi ngắn h) Chi sau tiêu biến i) Chi trước biến thành cánh da có màng cánh rộng k) Di chuyển bằng cách uốn mình theo chiều dọc i) Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ m) Thức ăn là tôm cá, động vật nhỏ n) Di chuyển bằng cách bay và đường bay không rõ rệt |
1….. 2……. |
1 | 2 |
b, d, g, i, 1, n | a, c, e, h, k, m |