Chương 1: Sinh vật và môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập có lời giải trang 69, 70, 71, 72, 73 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 69 SBT Sinh học 9: Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật.

Lời giải:

– Trong tự nhiên, mọi sinh vật đều sống trong môi trường sống của mình như cá sống trong môi trường nước, gấu sống trong rừng… Trong mỗi môi trường sống, mọi sinh vật đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường. Vì vậy, khái niệm môi trường sống của sinh vật dược hiểu như sau :

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.

– Sinh vật tồn tại trong môi trường sống là nhờ có những đặc điểm thích nghi (là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài) được thể hiện trong cấu tạo, hình thái, sinh lí, sinh thái và tập tính của mỗi loài.

– Có 4 loại môi trường chủ yếu :

+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường cạn)

+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống… của chúng).

Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường trên mặt đất – không khí) và môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật).

Bài 2 trang 69 SBT Sinh học 9: Nhân tố sinh thái của môi trường là gì ? Hãy phân loại nhân tố sinh thái.

Lời giải:

– Sống trong môi trường sống của mình, các sinh vật luôn luôn chịu tác động của các yếu tố của môi trường. Ví dụ, sống trong rừng, hươu, nai chịu tác động của nắng, mưa, gió, bão… và cây cỏ là nguồn thức ăn của chúng nhưng chúng lại bị những kẻ săn mồi ăn thịt.

Vì vậy, nhân tố sinh thái của môi trường là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

– Căn cứ vào tính chất của các nhân tố sinh tố sinh thái. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm :

+ Nhóm các nhân tố vô sinh là các yếu tố vô sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió, mưa, bão…

+ Nhóm các nhân tố hữu sinh là các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng tới sinh vật như nhóm nhân tố con người (đây là nhóm nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, biết khai thác và cải tạo thiên nhiên một cách hợp lí đã nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

Bài 3 trang 70 SBT Sinh học 9: Giới hạn sinh thái là gì ? Nêu ví dụ.

Lời giải:

– Khoảng biến thiên của các nhân tố sinh thái trong môi trường là rất rộng, trong khoảng biến thiên đó của nhân tố sinh thái, sinh vật chỉ có thể sống và tồn tại trong môi trường với một khoảng biến thiên nhất định nào đó.

Vì vậy, giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

– Giới hạn chịu đựng này (giới hạn sinh thái) được xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới. Ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết.

Trong giới hạn chịu đựng, có một khoảng thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. Trong khoảng thuận lợi lại có một điểm cực thuận mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất.

– Do giới hạn chịu đựng của các sinh vật khác nhau là khác nhau, mặt khác môi trường tự nhiên cũng rất khác nhau về nhiều yếu tố, do giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố (rộng hay hẹp) của sinh vật.

– Ví dụ : Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam như dưới đây

Bài 4 trang 71 SBT Sinh học 9: Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật.

Lời giải:

Mỗi nhân tố sinh thái có đều có bản chất riêng và sinh vật phản ứng lại tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Thậm chí ngay đối với một nhân tố sinh thái, sự phản ứng của sinh vật còn tuỳ thuộc vào cường độ, phương thức tác động, thời gian tác động… của nhân tố sinh thái đó.

– Về ảnh hưởng của nhiệt độ :

+ Nhìn chung, nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật và các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau đối với tác động của nhiệt độ.

Trong tự nhiên, đa số các loài sống được trong khoảng nhiệt độ 0 – 50°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. Trong tự nhiên, có loài chỉ sống được ở nơi ấm áp, có loài chỉ sống được ở nơi giá lạnh.

Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ. Nhiệt độ thường xuyên ảnh hưởng đến sinh vật, đến các đặc điểm hình thái, sinh lí của chúng.

+ Ví dụ :

Với thực vật : ở vùng nóng, lá cây thường có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên cao ; ở vùng ôn đới, cây thường rụng lá về mùa đông làm giảm tối đa diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và hạn chế sự thoát hơi nước.

Với động vật : Ở vùng nóng, thú thường có lông ngắn, thưa và kích thước tai và đuôi lớn. Còn ở vùng lạnh thì ngược lại, thú thường có lông dài, dày và kích thước tai và đuôi nhỏ.

+ Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm : sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiột độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).

– Về ảnh hưởng của ánh sáng :

+ Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng để sưởi ấm Trái Đất và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật vì : cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho động vật và con người.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cũng như sự phân bố của sinh vật.

Ví dụ : Thực vật có tính hướng sáng, ngọn và thân cây có xu hướng vươn lên về phía ánh sáng ; cây mọc trong rừng thường có thân cao, ít cành và cành tập trung ở phần ngọn, còn những cây mọc ở nơi trống vắng, nhiéu sáng thì cây thấp, nhiều cành và tán rộng.

Ánh sáng giúp cho động vật nhận biết các vật và giúp chúng di chuyển trong không gian, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban đêm nhưng ngược lại, có nhóm động vật hoạt động mạnh vào ban ngày…

+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mà thực vật được chia làm 2 nhóm : nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Hai nhóm cây này khác nhau về các đặc điểm như chiều cao thân, chiều rộng tán lá, độ lớn phiến lá, số lượng cành…

Động vật cũng được chia làm hai nhóm : nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Hai nhóm này thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau. Vì vậy một nhóm gồm những động vật hoạt động vào ban ngàv và nhóm kia gồm những động vật ưa hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang, trong đất hay ở những vùng nước sâu.

– Về ảnn hưởng của độ ẩm :

+ Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Thực vật cũng như động vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau như ếch nhái có lớp da trân thích nghi với môi trường ẩm ướt, còn thằn lằn lại thích nghi với môi trường khô hạn vì có lớp vảy sừng hay xương rồng có thân cây mọng nước và lá biến thành gai đế có thể tồn tại được trên sa mạc…

+ Mỗi loài sinh vật đều có cho riêng mình một giới hạn chịu đựng về độ ẩm.

+ Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường mà thực vật được chia làm hai nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, còn động vật được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

Bài 5 trang 72 SBT Sinh học 9: Trong tự nhiên, giữa các sinh vật có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào ?

Lời giải:

Trong tự nhiên, các sinh vật tồn tại không tách biệt với các sinh vật khác mà chúng luôn luôn có quan hệ qua lại với nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Mối quan hệ giữa các sinh vật gồm :

– Quan hệ cùng loài gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

Các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió bão, giữ được nước tốt hơn, chống được xói mòn đất và giữ cho cây không bị đổ… hoặc trâu rừng tụ tập thành bầy đàn có khả năng cao hơn khi chống lại kẻ săn mồi.

Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi như thiếu nơi ở, thiếu thức ăn… thì dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. Trong cuộc cạnh tranh đó, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm và đi tìm nơi sống mới.

– Quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở, gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.

+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ hợp tác và ít nhất một bên có lợi còn bên kia không bị hại. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ cộng sinh (sự hợp tác hai bên cùng có lợi) và hội sinh (sự hợp tác trong đó một bên có lợi và bên kia không có lợi và cũng không bị hại).

+ Quan hệ đối địch là quan hệ mà trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại. Quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ : cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở cũng như các điều kiện sống khác trong môi trường và dẫn tới, các loài kìm hãm lẫn nhau ; kí sinh và nửa kí sinh, trong đó vật chủ là sinh vật bị hại ; sinh vật này ăn sinh vật khác, trong đó sinh vật bị làm thức ăn là sinh vật bị hại.

Bài 6 trang 73 SBT Sinh học 9: Nhân tố con người có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

Lời giải:

Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt, hoạt động của con người (hoạt động lao động sản xuất, vui chơi giải trí…) đã từng ngày, từng giờ tác động đến môi trường.

Khi hoạt động của con người không có ý thức bảo vệ môi trường sẽ gây nên hậu quả xấu đối với mồi trường tự nhiên như : làm mất cân bằng sinh thái, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm biến mất các loài sinh vật quý hiếm… Tác động lớn nhất của con người là phá huỷ thảm thực vật, gây ô nhiễm môi trường… đã ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật và ảnh hưởng xấu đến chính bản thân con người.

Khi hoạt động của con người có ý thức bảo vệ môi trường, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục hiện tượng suy thoái môi trường, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường.

Tác động của con người vào môi trường tự nhiên là tác động có ý thức, có quy mô lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 917

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống