Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
- Giải Sinh Học Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập trắc nghiệm trang 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài 1 trang 96 SBT Sinh học 9: Quần thể là gì ?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Đáp án B
Bài 2 trang 96 SBT Sinh học 9: Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên làCác cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi.
A. một quần thể. B. một quần xã.
C. một hệ sinh thái. D. một đàn chuột.
Đáp án A
Bài 3 trang 96 SBT Sinh học 9: Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể ?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ.
C. Độ nhiều.
D. Thành phần nhóm tuổi.
Đáp án C
Bài 4 trang 96 SBT Sinh học 9: Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ nhiều.
B. mật độ, thành phần nhóm tuổi và độ đa dạng.
C. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ thường gặp.
D. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.
Đáp án D
Bài 5 trang 97 SBT Sinh học 9: Căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là
A. có cùng loài hay không.
B. có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.
C. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 6 trang 97 SBT Sinh học 9: “Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể” là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể ?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Không của nhóm nào.
Đáp án A
Bài 7 trang 97 SBT Sinh học 9: “Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể” là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể ?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Cả B và C.
Đáp án B
Bài 8 trang 97 SBT Sinh học 9: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi
A. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
B. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở…).
C. phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 9 trang 97 SBT Sinh học 9: Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể ?
A. Nhóm cá thể cùng loài trong cùng một không gian sống vào một thời điểm nhất định.
B. Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
C. Có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.
D. Có quan hệ với môi trường sống.
Đáp án B
Bài 10 trang 98 SBT Sinh học 9: Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là dạng tháp tuổi nào ?
A. Dạng phát triển.
B. Dạng ổn định.
C. Dạng giảm sút.
D. Không dạng nào cả.
Đáp án A
Bài 11 trang 98 SBT Sinh học 9: Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
Đáp án C
Bài 12 trang 98 SBT Sinh học 9: Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
Đáp án C
Bài 13 trang 98 SBT Sinh học 9: Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau
A. về thức ăn. B. về chỗ ở.
C. con cái giữa các con đực. D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 14 trang 98 SBT Sinh học 9: Trong nội bộ một quần thể thú rừng, các cá thê có những mối quan hệ nào sau đây ? ,
A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh.
C. Cộng sinh. D. Cả A và B.
Đáp án D
Bài 15 trang 98 SBT Sinh học 9: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể người ?
A. Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như các đặc điểm về kinh tế – xã hội.
B. Quần thể người cũng có những đặc điểm sinh học như các quần thể sinh vật khác.
C. Con người có khả năng khai thác tự nhiên một cách hợp lí để phát triển bền vững.
D. Mật độ quần thể người không thay đổi theo thời gian và không gian.
Đáp án D
Bài 16 trang 99 SBT Sinh học 9: Nhóm tuổi sinh sản và lao động trong quần thể người là
A. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
B. từ 15 tuổi đến 50 tuổi.
C. từ 15 tuổi đến 64 tuổi.
D. từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
Đáp án C
Bài 17 trang 99 SBT Sinh học 9: Trong ba tháp dân số dưới đây, dạng tháp nào là dạng tháp dân số trẻ ?
A. Dạng a. B. Dạng b.
C. Dạng c. D. Không dạng nào.
Đáp án A
Bài 18 trang 99 SBT Sinh học 9: Quần thể người có những đặc điểm nào sau đây mà quần thể sinh vật khác không có ?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Mật độ. D. Kinh tế – xã hội.
Đáp án D
Bài 19 trang 99 SBT Sinh học 9: Đặc điểm về kinh tế – xã hội chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác vì
A. con người có tư duy.
B. con người có lao động.
C. con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 20 trang 100 SBT Sinh học 9: Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây ?
A. Thiếu lương thực, thực phẩm ; thiếu chỗ ở, thiếu trường học, bệnh viện.
B. Chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.
C. Kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống không được nâng cao.
D. Cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 21 trang 100 SBT Sinh học 9: Phát triển dân số hợp lí là
A. số con sinh ra phù hợp với khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc của gia đình và xã hội.
B. dân số tăng hài hoà với sự phát triển kinh tế – xã hội.
C. phù hợp với điều kiện về tài nguyên và môi trường của đất nước.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 22 trang 100 SBT Sinh học 9: Dấu hiệu để nhận biết một quần xã là
A. tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau.
B. các quần thể khác loài đó cùng sống trong một không gian xác định, có cùng lịch sử phát triển lâu dài.
C. các quần thể khác loài đó có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 23 trang 100 SBT Sinh học 9: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở
A. số lượng cá thể nhiều.
B. mật độ cá thể cao.
C. số lượng loài phong phú.
D. đầy đủ 3 loại sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải.
Đáp án C
Bài 24 trang 100 SBT Sinh học 9: Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không cổ ở quần thể ?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ.
C. Thành phần nhóm tuổi. D. Độ nhiều.
Đáp án D
Bài 25 trang 100 SBT Sinh học 9: Trong quần xã sinh vật, giữa các sinh vật khác loài thường có những mối quan hệ nào sau đây ?
A. Quan hệ hỗ trợ. B. Quan hộ đối địch.
C. Không có mối quan hệ nào. D. Cả A và B.
Đáp án D
Bài 26 trang 101 SBT Sinh học 9: Vai trò của khống chế sinh học trong quần xã là gì ?
A. Làm tăng số lượng cá thể trong quần xã.
B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã.
C. Làm tăng độ nhiều và độ phong phú của quần xã.
D. Đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Đáp án D
Bài 27 trang 101 SBT Sinh học 9: Một hệ sinh thái bao gồm thành phần nào sau đây ?
A. Thành phần vô sinh.
B. Thành phần hữu sinh.
C. Động vật, thực vật và vi sinh vật.
D. Cả A và B.
Đáp án D
Bài 28 trang 101 SBT Sinh học 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong một chuỗi thức ăn ?
A. Thực vật. B. Động vật.
C. Vi sinh vật. D. Cả A và B.
Đáp án A
Bài 29 trang 101 SBT Sinh học 9: Thành phần không sống của hệ sinh thái gồm
A. các chất vô cơ như nước, không khí…
B. các chất mùn bã.
C. các nhân tố khí hậu như : nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 30 trang 101 SBT Sinh học 9: Thành phần sống của hệ sinh thái gồm
A. thực vật. B. động vật.
C. vi sinh vật. D. cả A, B và C.
Đáp án D
Bài 31 trang 101 SBT Sinh học 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1 ?
A. Châu chấu. B. Bò, trâu,
C. Hổ, báo. D. Cả A và B.
Đáp án D
Bài 32 trang 101 SBT Sinh học 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật ăn thịt ?
A. Cây nắp ấm. B. Bò.
C. Cừu. D. Thỏ.
Đáp án A
Bài 33 trang 102 SBT Sinh học 9: Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn ?
A. Thực vật.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Vi sinh vật phân giải.
Đáp án D
Bài 34 trang 102 SBT Sinh học 9: Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây ?
A. Quan hệ cạnh tranh về chỗ ở giữa các loài sinh vật.
B. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài.
C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.
D. Quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật.
Đáp án C
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.
Bài 35 trang 102 SBT Sinh học 9: Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối………. (1)……, trong đó quan hệ……… (2)…….có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất,…………….(4)………..
Đáp án 1. quan hệ ; 2. dinh dưỡng ; 3. sinh vật tiêu thụ ; 4. sinh vật phân giải.
Bài 36 trang 102 SBT Sinh học 9: Khi mật độ quần thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó,……………………… quần thể được điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
Đáp án mật độ
Bài 37 trang 102 SBT Sinh học 9: Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ …………………với nhau.
Đáp án dinh dưỡng
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.
Bài 38 trang 102 SBT Sinh học 9:
Các nhóm tuổi (A) | Ý nghĩa sinh thái (B) | Kết quả ghép (C) |
1. Nhóm tuổi trước sinh sản 2. Nhóm tuổi sinh sản 3. Nhóm tuổi sau sinh sản |
a) Có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể b) Không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể c) Có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể |
1………….. 2………….. 3………….. |
Đáp án 1c ; 2a ; 3b.
Bài 39 trang 103 SBT Sinh học 9:
Các chỉ số đánh giá (A) | Thể hiện (B) | Kết quả ghép (C) |
1. Độ đa dạng 2. Độ nhiều 3. Độ thường gặp 4. Loài ưu thế 5. Loài đặc trưng |
a) Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn … hoặc do hoạt động của loài có tác động lớn đến các loài khác và môi trường b) Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát c) Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã d) Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác e) Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã |
1……………… 2……………… 3……………….. 4………………. 5………………. |
Đáp án 1e ; 2c ; 3b ; 4a ; 5d.