5. Em tập soạn thảo

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Bài 1 trang 64 SBT Tin học 4: Hình dưới đây là một phần thanh công cụ trên màn hình soạn thảo Word, có chứa các nút lệnh: căn trái, căn giữa, căn phải, căn đều hai bên. Em hãy nhận biết các nút lệnh này.

Lời giải:

Nút lệnh Tác dụng của nút lệnh (căn theo kiểu nào?)
Căn đều hai bên
Căn về bên phải
Căn giữa
Căn về bên trái

Bài 2 trang 64 SBT Tin học 4: Em hãy quan sát các đoạn thơ (của Trần Đăng Khoa) dưới đây và cho biết chúng được căn lề theo kiểu nào?

A B

Mặt bão

Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

Xanh đẹp là cây

Bão vặt trụi hết

Mặt bão thế nào

Suy ra cũng biết

Mặt bão

Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

Xanh đẹp là cây

Bão vặt trụi hết

Mặt bão thế nào

Suy ra cũng biết

C D

      Mặt   bão      

Bão      đến         ầm      ầm

Như      đoàn      tàu      hoả

Bão      đi      thong      thả

Như      con      bò      gầy

Xanh      đẹp      là      cây

Bão      vặt      trụi      hết

Mặt      bão      thế      nào

Suy      ra      cũng      biết

Mặt bão

Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

Xanh đẹp là cây

Bão vặt trụi hết

Mặt bão thế nào

Suy ra cũng biết

Lời giải:

A B C D
Kiểu căn lề Trái Phải Đều Giữa

T1 trang 65 SBT Tin học 4: Gõ bài ca dao sau:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Lời giải:

Hướng dẫn: để gõ bài ca dao trên, em cần nhớ lại:

• Cách gõ chữ Việt, chữ hoa, cách sửa lỗi khi gõ sai (sử dụng các phím BackSpace, Delete, và các phím mũi tên hoặc dùng chuột).

• Hết một câu thơ, em gõ phím nào để xuống dòng?

• Bài ca dao trên được căn giữa, em sử dụng nút lệnh nào để căn giữa.

– Gõ phím Enter để xuống dòng

– Bôi đen đoạn văn bản, sử dụng tổ hợp phím Crtl + E để căn giữa.

T2 trang 65 SBT Tin học 4: Hãy trình bài ca dao đã gõ trong bài T1 theo các dạng:

a) Căn lề trái

b) Căn lề phải

c) Căn giữa

Lời giải:

Hướng dẫn:

• Để căn lề một đoạn văn bản, em nháy chuột vào đoạn văn bản rồi nháy một trong các nút lệnh: căn trái, căn phải, căn giữa, căn đều hai bên

• Khi gõ bài ca dao, hết mỗi câu thơ em đã nhấn phím Enter để xuống dòng nên bài ca dào này xem như là 4 đoạn văn bản.

• Để căn lề cho cả bài thơ, em có thể căn lề cho từng câu thơ; nhưng còn cách khác nhanh hơn; trước hết em kéo thả chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc bài thơ để “chọn” toàn bài thơ, sau đó nháy chuột vào một trong các nút lệnh căn lề.

Căn lề trái:

Căn lề phải:

Căn lề giữa:

Với bài ca dao trên (thể thơ lục bát) cách căn lề phù hợp nhất là căn giữa

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1038

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống