Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Toán Lớp 10
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10
- Sách giáo khoa hình học 10
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Giải Toán Lớp 10 Nâng Cao
- Sách giáo khoa hình học 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
Sách Giải Sách Bài Tập Toán 10 Bài 2: Biểu đồ giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 10 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 5.6 trang 152 Sách bài tập Đại số 10: a) Mô tả bảng phân bố tần số ghép lớp đã lập được ở bài tập số 3, bằng cách vẽ biểu đồ tần số hình cột; vẽ đường gấp khúc tần số.
b) Mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp đã lập ở bài tập số 3 bằng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột; vẽ đường gấp khúc tần suất.
c) Dựa vào biểu đồ tần suất hình cột đã vẽ được ở câu b), nêu nhận xét về thời gian đi từ nhà đến trường của bạn A trong 35 ngày được khảo sát.
Lời giải:
a) (h.54)
Hình 54. Biểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần số về thời gian (phút) đi từ nhà đến trường của bạn A, trong 35 ngày được khảo sát.
b) (h.55)
Hình 55. Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần số về thời gian (phút) đi từ nhà đến trường của bạn A, trong 35 ngày được khảo sát
c) Trong 35 ngày đến trường của bạn A, ta thấy:
Chiếm tỉ lệ thấp nhất (11,43%) là những ngày bạn A có thời gian đến trường từ 27 phút đến 29 phút (ứng với cột thấp nhất của biểu đồ).
Chiếm tỉ lệ cao nhất (28,57%) là những ngày bạn A có thời gian đến trường từ 23 phút đến dưới 25 phút (ứng với cột cao nhất của biểu đồ).
Đa số các ngày (74,28%), bạn A có thời gian đến trường từ 21 phút đến dưới 27 phút (ứng với 3 cột cao trội lên của biểu đồ).
Bài 5.7 trang 152 Sách bài tập Đại số 10: a) Trong cùng một hệ trục tọa độ, hãy vẽ
Đường gấp khúc tần suất mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp lập được ở bài tập số 2 theo chiều cao của học sinh nam;
Đường gấp khúc tần suất mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp lập được ở bài tập số 2 theo chiều cao của học sinh nữ.
b) Dựa vào các đường gấp khúc tần suất đã vẽ được ở câu a), hãy so sánh các phân bố theo chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ.
Lời giải:
a) (h.56)
Hình 56. Đường gấp khúc tần suất về chiều cao (cm) của 60 học sinh nam, 60 học sinh nữ.
b) Với chiều cao dưới 155cm, học sinh nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn (xem hình vẽ 56).
Với chiều cao trên 160 cm, học sinh nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn.
Bài 5.8 trang 153 Sách bài tập Đại số 10: Cho các biểu đồ hình quạt (hình 53, 54)
Cơ cấu chỉ tiêu của người dân Việt Nam, phân theo các khoản chi (%)
Dựa vào các biểu đồ hình quạt đã cho, lập bảng trình bày cơ cấu chỉ tiêu của người dân Việt Nam trong năm 1975 và năm 1989.
Lời giải:
Cơ cấu chi tiêu của người dân Việt Nam, phân theo các khoản chi
Các khoản chi | Số phần trăm | |
1975 | 1989 | |
Ăn | 71,5 | 67,1 |
Mặc | 6,1 | 10,4 |
Mua sắm | 14,1 | 15,6 |
Chi khác | 8,3 | 6,9 |
Cộng | 100 (%) | 100 (%) |
Bài tập trắc nghiệm trang 153 Sách bài tập Đại số 10:
Bài 5.9: Xét bảng 2 (được lập ở bài tập mẫu của bài 1)
Để mô tả bảng 2 và trình bày các số liệu thống kê, người ta vẽ biểu đồ tần số hình cột dưới đây (h.55)
Hình 55. Biểu đồ tần số hình cột về thành tích chạy 50m của học sinh lớp 10A trường Trung học phổ thông C (đơn vị là giây)
Dựa vào biểu đồ trên, có thể vẽ được đường gấp khúc tần số (kí hiệu là D), cũng để mô tả bảng 2 và trình bày các số liệu thống kê.
Đường gấp khúc tần số D như vậy là đường gấp khúc nào dưới đây (h.55)?
A. Đường gấp khúc A1A2A3A4A5A6
B. Đường gấp khúc B1B2B3B4B5B6
C. Đường gấp khúc I1I2I3I4I5I6 với I1, I2, I3, I4, I5, I6 lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng A1B1, A2B2, A3B3, A4B4, A5B5, A6B6
D. Đường gấp khúc A1B1A2B2A3B3A4B4A5B5A6B6
Lời giải:
Các đỉnh của đường gấp khúc tần số có tọa độ là (ci; ni), với ci là giá trị đại diện của lớp thứ i, ni là tần số của lớp thứ i. Từ đó suy ra: các đỉnh của đường gấp khúc tần số là các trung điểm của các cạnh phía trên của các cột (các hình chữ nhật) của biểu đồ tần số hình cột
Đáp án: C.