Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 10 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 10 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 4.46 trang 116 Sách bài tập Đại số 10: Biểu diễn hình học tập nghiệm của các bất phương trình sau:

a) 3 + 2y > 0; b) 2x – 1 < 0;

c) x – 5y < 2; d) 2x + y > 1;

e) -3x + y + 2 ≤ 0; e) 2x – 3y + 5 ≥ 0.

Lời giải:

a) Điểm O(0;0) có tọa độ thỏa mãn bất phương trình, do đó miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ 3 + 2y = 0 chứa O (bỏ bờ).

b) Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ 2x – 1 = 0 chứa O (bỏ bờ).

c) Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ -x + 5y = -2 chứa O (bỏ bờ).

d) Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ 2x + y = 1 không chứa O (bỏ bờ).

e) Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ -3x + y = -2 không chứa O.

f) Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ 2x – 3y = -5 chứa điểm O.

Bài 4.47 trang 116 Sách bài tập Đại số 10: Một hộ nông dân trồng đậu và cà trên diện tích 8a. Nếu trồng đậu thì cần 20 công và thu 3 000 000 đồng trên một a, nếu trồng cà thì cần 30 công và thu 40 000 000 đồng trên một a. Hỏi cần trồng mỗi loại cây trên diện tích là bao nhiêu để thu được nhiều tiền nhất khi tổng số công không quá 180?

Lời giải:

Gọi x là diện tích trồng đậu, y là diện tích trồng cà, (đơn vị a = 100 m2), điều kiện x ≥ 0, y ≥ 0, ta có x + y ≤ 0

Số công cần dùng là 20x + 30y ≤ 180 hay 20 + 3y ≤ 18

Số tiền thu được là

F = 3000000x + 4000000y (đồng)

Hay F = 3x + 4y (đồng)

Ta cần tìm x, y thỏa mãn hệ bất phương trình

Sao cho F = 3x + 4y đạt giá trị lớn nhất.

Biểu diễn tập nghiệm của (H) ta được miền tứ giác OABC với A(0;6), B(6;2), C(8;0) và O(0;0).

Xét giá trị của F tại các đỉnh O, A, B, C và so sánh ta suy ra x = 6, y = 2 (tọa độ điểm B) là diện tích cần trồng mỗi loại để thu được nhiều tiền nhất là F = 26 (triệu đồng).

Đáp số: Trồng 6a đậu, 2a cà, thu hoạch 26 000 000 đồng.

Bài tập trắc nghiệm trang 117 Sách bài tập Đại số 10:

Bài 4.48: Hình 43 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào sau đây?

A. x + 2y > 3

B. 2x + y ≤ 3

C. 2x + y < 3

D. x + y – 3 ≤ 0

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 4.49: Hình 44 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào sau đây?


Lời giải:

Đáp án: C

Bài 4.50: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Hình 45 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2.

B. Hình 45 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình

và (x; y) = (-1; 1) là một nghiệm của hệ.

C. Hình 45 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình và (x; y) = (-2; 1) là một nghiệm của hệ.

D. Hình 45 (miền không bị gạch, kể cả biên) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình và (x; y) = (1; 0) là một nghiệm của hệ.

Lời giải:

Đáp án: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1018

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống