Chương 2: Tổ hợp – xác suất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 11 Ôn tập chương 2 giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 11 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 2.57 trang 86 Sách bài tập Đại số 11: Xếp ngẫu nhiên ba người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi trên 6 cái ghế, xếp thành hàng ngang. Tính xác suất sao cho

a) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà;

b) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông.

Lời giải:

Không gian mẫu gồm các hoán vị của 6 người. Vậy n(Ω) = 6!

Kí hiệu A là biến cố : ” Đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà “;

B là biến cố : ” Đứa bé được xếp giữa hai người đàn ông “.

a) Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà, ta tiến hành như sau :

– Xếp đứa bé ngồi vào ghế thứ hai đến ghế thứ năm. Có 4 cách.

– Ứng với mỗi cách xếp đứa bé, có 2 cách xếp hai người đàn bà.

– Khi đã xếp hai người đàn bà và đứa bé, xếp ba người đàn ông vào các chỗ còn lại. Có 3! cách.

Theo quy tắc nhân, ta có n(A) = 4.2.3! = 48.

Từ đó:

b) Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông, ta tiến hành như sau :

– Xếp đứa bé vào các ghế thứ hai đến thứ năm. Có 4 cách.

– Chọn hai trong số ba người đàn ông. Có cách.

– Xếp hai người đàn ông ngồi hai bên đứa bé. Có 2 cách.

– Xếp ba người còn lại vào ba chỗ còn lại. Có 3! cách. Theo quy tắc nhân, ta có

Bài 2.58 trang 86 Sách bài tập Đại số 11: Có bao nhiêu cách xếp 7 người vào hai dãy ghế sao cho dãy ghế đầu có 4 người và dãy sau có 3 người.

Lời giải:

Chọn 4 người để xếp vào 4 ghế ở dãy đầu : Có

cách. Còn lại 3 người xếp vào 3 ghế ở dãy sau : có 3! cách.

Vậy có tất cả cách xếp.

Bài 2.59 trang 86 Sách bài tập Đại số 11: Tính xác suất sao cho trong 13 con bài tú lơ khơ được chia ngẫu nhiên cho bạn Bình có 4 con pích, 3 con rô, 3 con cơ và 3 con nhép.

Lời giải:

Số cách rút ra 13 con bài là . Như vậy n(Ω) =

Kí hiệuA : “Trong 13 con bài có 4 con pích, 3 con rô, 3 con cơ và 3 con nhép”.

Ta có

Vậy

Bài 2.60 trang 86 Sách bài tập Đại số 11: Giả sử A và B là hai biến cố
. Chứng minh rằng

Lời giải:



Bài 2.61 trang 87 Sách bài tập Đại số 11: Hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 3 quả đỏ và 2 quả xanh, hộp thứ hai chứa 4 quả đỏ và 6 quả xanh. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp một quả. Tính xác suất sao cho

a) Cả hai quả đều đỏ ;

b) Hai quả cùng màu ;

c) Hai quả khác màu.

Lời giải:

Kí hiệu

A: “Quả lấy từ hộp thứ nhất màuđỏ” ;

B: “Quả lấy từ hộp thứ hai màuđỏ”.

Ta thấy A và B độc lập.

a) Cần tính P(A ∩ B).

Ta có: P(A ∩ B) = P(A). P(B) = 0,24

b) Cần tính xác suất của C = (A ∩ B) ∪ (AB)

Do tính xung khắc và độc lập của các biến cố, ta có

P(C) = P(A). P(B) + P(A). P(B) = 0,48

c) Cần tính P(C). Ta có P(C) = 1 − P(C) = 1 − 0,48 = 0,52

Bài 2.62 trang 87 Sách bài tập Đại số 11: Cho 5 đoạn thẳng với các độ dài 3, 5, 7, 9, 11 Chọn ngẫu nhiên ra ba đoạn thẳng.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xác định biến cố A: “Ba đoạn thẳng chọn ra tạo thành một tam giác” và tính xác suất của A.

Lời giải:

a) Ω gồm bộ ba đoạn thẳng khác nhau trong số năm đoạn thẳng đã cho.

b) A gồm các bộ có tổng của hai số lớn hơn số còn lại.

Ta có n(A) = 7

Vậy

Bài tập trắc nghiệm trang 87 Sách bài tập Đại số 11:

Bài 2.63: Một phòng làm việc có 2 máy tính hoạt động độc lập với nhau. Khả năng hoạt động tốt trong ngày của 2 máy này tương ứng là 75% và 85%. Xác suất để 2 máy tính cùng hoạt động tốt trong ngày là:

A. 0,5375          B. 0,6375          C. 0,7375          D. 0,8375

Lời giải:

Xác suất để 2 máy cùng hoạt động tốt trong ngày là 0,75. 0,85 = 0,6375.

Chọn đáp án: B

Bài 2.64: Một phòng làm việc có 2 máy tính hoạt động độc lập với nhau. Khả năng hoạt động tốt trong ngày của 2 máy này tương ứng là 75% và 85%. Xác suất để có đúng một máy tính cùng hoạt động không tốt trong ngày là:

A. 0.325          B. 0,425          C. 0,525          D. 0,625

Lời giải:

Xác suất để một máy hoạt động không tốt trong ngày là: 0,75. 0,15 + 0,25. 0,85 = 0,325.

Chọn đáp án: A

Bài 2.65: Có ba học sinh vào ba quầy sách để mua sách.

Xác suất để cả ba học sinh này vào cùng một quầy là:

A. 1/9          B. 2/9          C. 1/27          D. 2/27

Lời giải:

Số tất cả kết quả có thể là 33 = 27. Do đó:

Số kết quả thuận lợi cho biến cố “ cả 3 học sinh vào cùng một quầy” là 3 nên xác suất cần tìm là 3/27 = 1/9.

Chọn đáp án: A

Bài 2.66: Có ba học sinh vào ba quầy sách để mua sách. Xác suất để có hai học sinh vào cùng một quầy, học sinh còn lại vào một trong hai quầy còn lại là:

A. 1/3          B. 2/3          C. 1/4          D. 1/6

Lời giải:

Số kết quả thuận lợi cho biến cố “hai học sinh vào cùng một quầy, học sinh còn lại vào một trong hai quầy còn lại” là C32.3.2 = 18. Vậy xác suất cần tìm là 18/27 = 2/3.

Chọn đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 942

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống