Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 6 Bài 16: Ước chung và bội chung giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 169 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: a. Số 8 có là ước chung của 24 và 30 không? Vì sao?

b. Số 240 có là bội chung của 30 và 40 hay không? Vì sao?

Lời giải:

a. Ta có: 24 ⋮ 8; 30 không chia hết cho 8

Vậy 8 không phải là ước chung của 24 và 30

Ta có: 240 ⋮30 và 240 ⋮40

Vậy 240 là bội chung của 30 và 40

Bài 170 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Viết các tập hợp:

a. Ư(8); Ư(12), ƯC(8; 12)

b. B(8), B(12), BC(8; 12)

Lời giải:

a.    Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

   Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

   Ưc(8; 12) = {1; 2; 4}

b.    B(8) ={0; 8; 16; 24; 32; 48…}

   B(12) = {0; 12; 24; 48;..}

   BC(8; 12) = {0; 24; 48…}

Bài 171 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Có 30 nam, 36 nữ. Người ta muốn chí đều số nam, số nữ vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Điền vào chỗ trống trong trường hợp chia được:

Cách chia Số nhóm Số nam ở mỗi nhóm số nữ ở mỗi nhóm
a 3 …….. ……..
b 5 …….. ……..
c 6 …….. ……..

Lời giải:

Cách chia Số nhóm Số nam ở mỗi nhóm số nữ ở mỗi nhóm
a 3 10 12
b 5 6 không thực hiện được
c 6 5 6

Bài 172 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm giao của hai tập A và B biết rằng:

a. A = {mèo, chó}, B = {mèo, hổ, voi}

b. A = {1; 4}, B = {1;2;3;4}

c. A là tập hợp các sô chẵn, B là tập hợp các số lẻ

Lời giải:

a. A ∩ B = {mèo}

b. A ∩B = {1; 4}

c. A ∩B = ∅

Bài 173 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Gọi X là tập hợp các học sinh giỏi văn củaA, Y là tập hợp các học sinh giỏi toán củaA. Tập hợp X ∩ Y biểu thị tập hợp nào?

Lời giải:

Nếu X là tập hợp các học sinh giỏi văn củaA, Y là tập hợp các học sinh giỏi Toán củaA thì tập hợp A ∩B biểu thị tập hợp học sinh giỏi cả toán và văn củaA.

Bài 174 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm giao của hai tập hợp N và N*

Lời giải:

N ∩ N* = N*

Bài 175 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1: Trên hình bên < A biểu thị tập hợp các học sinh biết tiếng Anh và P biểu thị tập hợp các học sinh biết tiếng Pháp trong một nhóm học sinh.

Có 5 học sinh biết cả hai thứ tiếng Anh và Pháp, 11 học sinh chỉ biết một thứ tiếng Anh và 7 học sinh chỉ biết tiếng Pháp.

    a. Mỗi tập hợp A, P và A ∩ P có bao nhiêu phân tử?

    b. Nhóm học sinh đó có bao nhiêu người? (mỗi học sinh đều ít nhất biết một thứ tiếng)

Lời giải:

a.   Tập hợp A có 5 + 11 = 16 phần tử

   Tập hợp P = 5 + 7 = 12 phần tử

   Tập hợp A ∩ P có 5 phần tử

b.   Nhóm học sinh đó có: 5 + 11 + 7 = 23 nguòi

Bài 16.1 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1: Điền các từ thích hợp (ước chung, bội chung) vào chỗ trống:

a) Nếu a ⋮ 15 và b ⋮ 15 thì 15 là … của a và b.

b) Nếu 8 ⋮ a và 8 ⋮ b thì 8 là … của a và b.

Lời giải:

a) Ước chung.

b) Bội chung.

Bài 16.2 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1: Gọi A là tập hợp các ước của 72, gọi B là tập hợp các bội của 12. Tập hợp A ∩ B là:

(A) {24; 36};

(B) {12; 24; 36; 48};

(C) {12; 18; 24};

(D) {12; 24; 36}.

Hãy chọn phương án đúng.

Lời giải:

Chọn (D) {12; 24; 36}.

Bài 16.3 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm ước chung của hai số n + 3 và 2n + 5 với n ∈ N.

Lời giải:

Gọi d là ước chung của n + 3 và 2n + 5.

Ta có n + 3 ⋮ d và 2n + 5 ⋮ d.

Suy ra (2n + 6) – (2n + 5) ⋮ d ⇒ 1 ⋮ d.

Vậy d = 1.

Bài 16.4 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1: Số 4 có thể là ước chung của hai số n + 1 và 2n + 5 (n ∈ N) không?

Lời giải:

Giả sử 4 là ước chung của n + 1 và 2n + 5.

Ta có n + 1 ⋮ 4 và 2n + 5 ⋮ 4.

Suy ra (2n + 5) – (2n + 2) ⋮ 4 ⇒ 3 ⋮ 4, vô lí.

Vậy số 4 không thể là ước chung của n + 1 và 2n + 5.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1103

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống