Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 4.8 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4.11 và cho biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình thoi.
Lời giải:
Quan sát hình 4. 11, ta thấy:
+) Hình chữ nhật là: hình b
+) Hình thoi là: hình d
cố định
Bài 4.9 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4.12 và cho biết hình nào là hình bình hành, hình nào là hình thang cân.
Lời giải:
Quan sát hình 4. 12, ta thấy:
+) Hình bình hành là: hình c
+) Hình thang cân là: hình b
cố định
Bài 4.10 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vẽ hình chữ nhật DEFG có DE = 3cm; EF = 5cm.
cố định
Lời giải:
Vẽ hình chữ nhật DEFG có DE = 3cm; EF = 5cm.
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng EF = 5 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại E. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho ED = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại F. Trên đường thẳng đó lấy điểm G sao cho FG = 3 cm.
Bước 4. Nối D với G ta được hình chữ nhật DEFG.
Bài 4.11 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 4cm.
cố định
Lời giải:
Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 4cm hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 4cm
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua N. lấy điểm P trên đường thẳng đó sao cho
NP = 4 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua P và song song với cạnh MN. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh NP.
Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại Q, ta được hình thoi MNPQ.
Bài 4.12 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 3cm; FH = 4cm.
cố định
Lời giải:
Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 3 cm; FH = 4 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng HF = 4 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua F. Trên đường thẳng đó lấy điểm E sao cho
FE = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua E và song song với FH, đường thẳng qua H và song song với FE. Hai đường thẳng này cắt nhau tại K, ta được hình bình hành EFHK.
Bài 4.13 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 3cm; BC = 5cm; AC = 6cm.
cố định
Lời giải:
Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 3cm; BC = 5cm; AC = 6cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AC = 6cm.
Bước 2: Vẽ cung tròn tâm A bán kính 3cm, cung tròn tâm C bán kính 5 cm. Hai cung tròn này cắt nhau tại B
Bước 3: Nối A với B, B với C ta được AB = 3cm, BC = 5cm.
Bước 4: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Bài 4.14 trang 68 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh bằng 5cm và một góc bằng 60o.
cố định
Lời giải:
Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 5cm và có một góc bằng 60o theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 5cm
Bước 2: Đặt ê ke có góc trùng với điểm M, kẻ đường thẳng Mx
Bước 3: Trên đường thẳng Mx lấy điểm Q sao cho MQ = 5cm.
Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua Q song song với MN, đường thẳng qua N song song với MQ, hai đường thẳng này cắt nhau tại P. Ta được hình thoi MNPQ.
Xoay hình ta được:
Bài 4.15 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4.13 và kiểm tra xem tứ giác MNPQ có là hình thoi không?
Lời giải:
Dùng thước thẳng hoặc compa kiểm tra ta thấy: MN = NP = PQ = MQ, nghĩa là 4 cạnh bằng nhau nên MNPQ là hình thoi.
cố định
Bài 4.16 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4.14 và kiểm tra xem tứ giác EFPQ có là hình bình hành không. Tứ giác ABCD có là hình chữ nhật không?
Lời giải:
+) Dùng thước thẳng để kiểm tra ta thấy EF = PQ; EQ = PF
Do đó EFPQ là hình bình hành.
+) Dùng ê ke để kiểm tra góc ta thấy:
Hình ABCD có: các góc A, góc B, góc C, góc D đều bằng 90o nên ABCD là hình chữ nhật.
cố định
Bài 4.17 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4.15 và kiểm tra xem các tứ giác OABC, OCDE có là hình thoi không. Tứ giác BEDC có là hình thang cân không?
Lời giải:
+) Dùng thước thẳng đo ta thấy AB = AO = OC = CB nên tứ giác OABC là hình thoi
+) Dùng thước thẳng đo ta thấy CO = OE = ED = DC nên tứ giác COED là hình thoi
+) Đặt ê ke vuông góc với BE, ta thấy ê ke cũng vuông góc với CD. Do đó hai đường thẳng BE và CD song song với nhau.
+) Dùng thước thẳng đo, ta thấy BD = CE nghĩa là hai đường chéo bằng nhau
Do đó BCDE là hình thang cân.
cố định
Bài 4.18 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Cắt ba hình tam giác đều có cạnh 4cm rồi ghép thành một hình thang cân.
cố định
Lời giải:
+) Cắt ba hình tam giác đều cạnh 4 cm
+) Ghép lại như hình vẽ dưới ta được hình thang cân
Bài 4.19 trang 69 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Cắt tám hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên để xếp thành mặt chiếc khay đựng mứt Tết như hình Hình 4.16
Lời giải:
+) Cắt 8 hình thang như hình vẽ:
+) Xếp lại như hình 4.16