Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Toán Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2
Sách Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 1: Hai góc đối đỉnh giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 1 trang 99 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem hình a,b,c,d,e. Hỏi cặp góc nào đối đỉnh? Cặp nào không đối đỉnh? Vì sao?
Lời giải:
Hình a không phải là 2 góc đối đỉnh vì cạnh góc này không phải là tia đối của cạnh góc kia
Hình b là 2 góc đối đỉnh vì cạnh góc này là tia đối của cạnh góc kia
Hình c không phải là 2 góc đối đỉnh vì cạnh góc này không phải là tia đối của cạnh góc kia
Hình d là 2 góc đối đỉnh vì cạnh góc này là tia đối của cạnh góc kia
Hình e không phải là 2 góc đối đỉnh vì cạnh góc này không phải là tia đối của cạnh góc kia
Bài 2 trang 99 sách bài tập Toán 7 Tập 1: a. Vẽ hai đường thẳng cắt nhau. Đặt tên cho các gọc tạo thành.
b.Viết tên hai cặp góc đối đỉnh
c.Viết tên các góc bằng nhau
Lời giải:
a. hình vẽ
b. Góc xOy và x’Oy’ là cặp góc đối đỉnh
Góc xOy’ và x’Oy là cặp góc đối đỉnh
c.∠xOy = ∠x’Oy’; ∠xOy’=∠yOx’;
∠xOx’=∠yOy’=180o
Bài 3 trang 99 sách bài tập Toán 7 Tập 1 : a. Vẽ góc xAy có số đo bằng 50o
b.Vẽ góc x’Ay’ đối dỉnh với góc xAy
c.Vẽ tia phân giác At của góc xAy
d.Vẽ tia đối At’ của tia At. Vì sao tia At’ là tia phân giác của góc x’Ay’?
e.Viết tên 5 cặp góc đối đỉnh?
Lời giải:
a. Vẽ ∠xAy=50o
b. Vẽ tia Ax’ là tia đối của tia Ax
Tia Ay’ là tia đối của tia Ay
Góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy
c. Hình vẽ
d. Vì ∠xAt và ∠x’At’là cặp góc đối đỉnh nên ∠xAt=∠x’At’
∠tAy=∠t’Ay’suy ra:∠x’At’=∠t’Ay’
Vậy At’ là tia phân giác của góc ∠x’Ay’
e. Tên 5 cặp góc đối đỉnh là:∠xAy và ∠x’Ay’;∠xAy’ và ∠yAx’;∠xAt và∠ x’At’ ;∠t’Ay’ và ∠tAy; ∠tAy’và ∠yAt’xAy và ∠x’Ay’; ∠xAy’và ∠yAx’; ∠xAt và ∠x’At’ ; ∠t’Ay’ và ∠tAy;∠tAy’và ∠yAt’
Bài 4 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm
b, Vẽ góc AOB có số đo góc bằng 60o. Hai điểm A,B nằm trên đường tròn (0;2)
c, Vẽ góc ∠BOC có số đo bằng 60o. Điểm C thuộc đường tròn (0;2)
d, Vẽ các tia OA’. OB’,OC’ lần lượt là tia đối của các tia OA.OB, OC. Các điểm A’,B’ ,C’ thuộc đường tròn (0.2)
e, Viết tên 5 cặp góc đối đỉnh
g, viết tên năm cặp góc bằng nhau mà không đối đỉnh
Lời giải:
a,b,c,d. Hình vẽ:
e, Tên 5 cặp góc đối đỉnh: ∠AOB và ∠A’OB’; ∠BOC và ∠B’OC’;
∠AOCvà ∠A’OC’; ∠AOB’ và ∠BOA’; ∠AOC’ và ∠COA’
g, Vì ∠AOB + ∠BOC + ∠COA = 180o(kề bù)
suy ra ∠COA’=180 – 60 – 60 = 60o
Tên 5 cặp góc bằng nhau nhưng không đối đỉnh:
∠AOB=∠BOC = 60o;∠COA’=∠BOC=60o;∠AOB=∠COA’=60o;
∠A’OB’=∠B’OC’=60o
∠AOA’=∠BOB’=180o;
Bài 5 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Hãy đo một góc rồi suy ra số đo các góc còn lại. nói rõ cách lí luận.
Lời giải:
Giả sử trong hình bên, hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O, góc xOy bằng 110o. Ta có: ∠xOy = ∠x’Oy'(hai góc đối đỉnh)
Suy ra ∠x’Oy’=110o.
∠xOy + ∠x’Oy’= 180o (hai góc kề bù)
⇒ ∠x’Oy’ = 180o – ∠xOy = 180o – 110o = 70o
∠xOy’ = ∠x’Oy(hai góc đối đỉnh)
⇒∠x’Oy=70o
Bài 6 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hai đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại A tạo thành góc MAP có số đo góc bằng 33o
a. Tính số đo góc NAQ
b. Tính số đo góc MAQ
c. Viết tên các cặp góc đối đỉnh
d. Viết tên các cặp góc bù nhau
Lời giải:
a. Ta có:
∠NAQ và ∠PAM là hai góc đối đỉnh
Suy ra:∠NAQ = CPAM
mà ∠PAM = 33o nên ∠NAQ = 33o
b. ∠PAM và ∠MAQ là hai góc kề bù nên ∠PAM + ∠MAQ=180o
Suy ra: ∠MAQ = 180o-∠PAM =180o-33o=147o
c. Các cặp góc đối đỉnh là: ∠PAM và ∠NAQ ; ∠PAN và ∠MAQ
d. Các cặp góc kề bù là: ∠PAM và ∠MAQ; ∠PAM và ∠PAN ; ∠NAQ và ∠PAN ; ∠NAQ và ∠QAM
Bài 7 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong hai câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy bác bỏ câu sai bằng hình vẽ.
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
b. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
Lời giải:
a. Câu a đúng vì theo định nghĩa hai góc đối đỉnh
b. Câu b sai ví hai góc bằng nhau chưa chắc đối đỉnh
Hình vẽ:
Bài 1.1 trang 100 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Mỗi câu sau là đúng hay sai ?
a) Có những cặp góc bằng nhau nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.
b) Hai góc bằng nhau và một đường thẳng chứa tia của góc này có chứa tia của góc kia là hai góc đối đỉnh.
c) Hai góc bằng nhau và một của góc này là tia đối của góc kia là hai góc đối đỉnh.
d) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh là hai góc đối đỉnh.
e) Góc tạo bởi hai tia đối của một góc và góc đã cho là hai góc đối đỉnh.
f) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 góc, đôi một đối đỉnh.
g) Hai góc đối đỉnh thì hai góc đó phải là góc nhọn
Lời giải:
Câu | a | b | c | d | e | f | g |
Đáp án | Đúng | Sai | Sai | Sai | Đúng | Sai | Sai |
Bài 1.2 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Ba đường thẳng phân biệt xy, mn, zt, cùng đi qua điểm O và tạo thành các góc ∠(ZOx) = 38o, ∠(tOm) = 71o (h.bs 1).
a) Đọc tên các cặp góc đối đỉnh có trong hình.
b) Cho biết số đo của các góc còn lại có trong hình.
Lời giải:
a) Các cặp góc đối đỉnh là: xOz và tOy; xOn và mOy; zOn và tOm; xOm và nOy; xOt và zOy, mOz và tOn; các góc bẹt như tOz, yOx, nOm có góc đối đỉnh là chính nó.
b) Từ các cặp góc đối đỉnh suy ra ngay:
∠zOx = ∠tOy = 38°, ∠tOm = ∠zOn = 71°.
Từ tOz là góc bẹt suy ra
∠xOm = 180° – (71° + 38°) = 71°.
Từ đó, ∠xOm = ∠yOn = 71°.
Các góc bẹt như tOz, yOx, nOm đều có số đo là 180°.
Bài 1.3 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 1:
a) Cho góc mOn. Vẽ góc nOt kề bù với góc mOn. Vẽ góc mOz kề bù với góc mOn. Khi đó mOn và tOz có phải là hai góc đối đỉnh không?
b) Cho góc hBk. Vẽ Bm là tia phân giác của góc hBk. Vẽ Bm’ là tia đối của tia Bm. Vẽ gó kBj kề bù với góc hBk. Khi đó các góc m’Bj và hBm có phải là hai góc đối đỉnh không?
c) Cho góc xOy. Vẽ góc yOz kề bù với xOy. Vẽ góc xOt kề bù với góc xOy. Vẽ On là tia phân giác của góc zOy. Vẽ Om là tia phân giác của góc tOx. Khi đó zOn và xOm có phải là hai góc đối đỉnh không?
Lời giải:
a) Vì góc nOt kề bù với góc mOn nên Ot là tia đối của tia Om. Tương tự, góc mOz kề bù với góc mOn nên Oz là hai tia đối của tia On. Từ đó, zOt và mOn là hai góc đối đỉnh.
b) Vì góc kBj kề bù với góc hBk nên Bj là tia đối của tia Bh. Từ đó, m’Bj và hBm là hai góc đối đỉnh.
c) Vì góc yOz kề bù với góc xOy nên Oz là tia đối của tia Ox. Tương tự, góc xOt kề bù với góc xOy nên Ot là tia đối của tia Oy. Từ đó, zOy và tOx là hai góc đối đỉnh, tức là ∠zOy = ∠tOx.
Vì On, Om đều là tia phân giác và ∠zOy = ∠tOx nên ∠zOn = ∠nOy = ∠xOm = ∠mOt.
Lại vì ∠zOn + ∠nOx = 180°,
Nên ∠mOx + ∠nOx = 180°.
Suy ra Om và On là hai tia đối nhau.
Từ đó, ∠zOn và ∠mOx là hai góc đối đỉnh.
Bài 1.4 trang 101 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Căn cứ số đo của các góc đã cho hãy tìm số đo của các góc còn lại có trong hình bs2.
Lời giải:
Dựa vào các góc kề bù ta có:
Dựa vào các góc đối đỉnh ta có: