Chương 6: Lượng tử ánh sáng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 32: Hiện tượng quang – phát quang giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 32.1, 32.2 trang 90 Sách bài tập Vật Lí 12:

32.1. Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây là sự phát quang ?

A. Bóng đèn xe máy.        B. Hòn than hồng.

C. Đèn LED.        D. Ngôi sao băng.

32.2. Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang ?

A. Lục.        B. Vàng.        C. Da cam.        D. Đỏ.

Lời giải:

32.1 32.2
C A

Bài 32.3, 32.3, 32.4, 32.5, 32.6, 32.7, 32.8 trang 91 Sách bài tập Vật Lí 12:

32.3. Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50μm. Hỏi nếu chiế vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?

A. 0,30 μm.        B. 0,40 μm.        C. 0,50 μm.        D. 0,60 μm.

32.4. Trong hiện tượng quang – phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì ?

A. Để tạo ra dòng điện trong chân không.

B. Để thay đổi điện trở của vật

C. Để làm nóng vật.

D. Để làm cho vật phát sáng.

32.5. Hãy chọn phát biểu đúng.

Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn s đưa đến :

A. Sự giải phóng một êlectron tự do.

B. Sự giải phóng một êlectron liên kết.

C. Sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.

D. Sự phát ra một phôtôn khác

32.6. Hiện tượng quang – phát quang có thể xảy ra khi phôtôn bị

A. êlectron dẫn trong kẽm hấp thụ.

B. êlectron liên kết trong CdS hấp thụ.

C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.

D. hấp thụ trong cả ba trường hợp trên

32.7. Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.

A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.

B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.

32.8. Trong trường hợp nào dưới đây có sự quang – phát quang ?

A. Ta nhìn thấy màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày.

B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ô tô chiếu vào.

C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường.

D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ.

Lời giải:

32.3 32.4 32.5 32.6 32.7 32.8
D D D C C B

Bài 32.9, 32.10, 32.11 trang 92 Sách bài tập Vật Lí 12:

32.9. Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng.        B. quang – phát quang.

C. hoá – phát quang.        D. tán sắc ánh sáng.

32.10. Sự phát sáng của các đèn ống do nguyên nhân nào dưới đây gây ra?

A. Sự nung nóng của hai sợi dây tóc ở hai đầu bóng đèn.

B. Sự nung nóng của khối khí bên trong bóng đèn.

C. Sự phát quang của lớp bột phủ ở thành trong của bóng đèn.

D. Sự nung nóng của lớp bột phủ ở thành trong của bóng đèn.

32.11. Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6.10l4Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang ?

A. 0,55 μm.        B. 45 μm.        C. 38 μm.        D. 40 μm.

Lời giải:

32.9 32.10 32.11
B C A

Bài 32.12 trang 92 Sách bài tập Vật Lí 12: Trong Hình 32.1 :

– H biểu diễn một hồ quang.

– 7 là kính lọc sắc tím, cho các ánh sáng có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng lục đi qua.

– V là kính lọc sắc vàng, cho các ánh sáng có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng lục đi qua.

Nếu phối hợp cả hai kính thì tất cả ánh sáng nhìn thấy được sẽ khônsl thể đi qua

– F là một bình đựng dung dịch fluorexêin. Chất này có thể phát quang màu vàng lục.

– G là một tờ giấy trắng.

– M là mắt người quan sát, nhìn vào bình F và tờ giấy.

Hỏi người quan sát sẽ nhìn thấy bình đựng chất phát quang và tờ giấy có màu gì trong bốn cách bố trí A, B, C và D ?

Lời giải:

A: F và G màu đen

B: F vàng lục, G đen

C: F đen , G vàng

D: F đen, G tím

Bài 32.13 trang 93 Sách bài tập Vật Lí 12: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50 μm. Cho rằng công suất của chùraị sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính xem một phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích.

Lời giải:

Gọi W0 là công suất, ε0 là năng lượng của phôtôn và λ0 là bước sóng của chùm sáng kích thích. Số phôtôn ánh sáng kích thích đi đến chất phát quang trong một giây là :

Gọi W là công suất, ε là năng lượng của phôtôn và X là bước sóng của chùm sáng phát quang. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong một giây là :

với W = 0,01 W0 thì n = W0λ/hc

Số phôtôn ánh sáng kích thích ứng với một phôtôn ánh sáng phát quang là :

Bài 32.14 trang 93 Sách bài tập Vật Lí 12: Huy và Hà đều quan sát thấy có ánh sáng phát ra từ một ngọn đèn, chiếu vào một vật, và có ánh sáng từ vật đó hắt ra. Tuy nhiên, Huy và Hà đã đưa ra những khẳng định khác nhau.

Huy cho rằng đó là hiện tượng phản xạ hoặc tán xạ ánh sáng.

Hà cho rằng đó là hiện tượng quang – phát quang.

a) Cần làm thêm những thí, nghiệm nào để biết ai đúng, ai sai ?

b) Kết quả thí nghiệm như thế nào thì sẽ kết luận được là Huy đúng ?

c) Kết quả thí nghiệm như tĩìế nào thì sẽ kết luận được là Hà đúng ?

Lời giải:

a)- Cần xem theo phương phản xạ và theo các phương khác có ánh sáng hay không.

– Cần chiếu ánh sáng đơn sắc vào vật và xem ánh sáng từ vật hắt ra có cùng màu với ánh sáng tới hay không.

b) Nếu chỉ theo phương phản xạ mới có ánh sáng thì chắc chắn đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng do đó, Huy nói đúng.

c) Nếu ánh sáng (đơn sắc) từ vật hắt ra khác màu với ánh sáng chiếu tới thì chắc chắn đó là hiện tượng quang – phát quang và Hà nói đúng.

Bài 32.15 trang 93 Sách bài tập Vật Lí 12: Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20 % công suất của chùm sáng kích thích. Tính tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng kích thích và số phôtôn ánh sáng phát quang trong cùng một khoảng thời gian.

Lời giải:

Gọi λkt, λpq là bước sóng của ánh sáng kích thích và của ánh sáng phát quang. Lượng tử năng lượng của ánh sáng kích thích :

Lượng tử năng lượng của ánh sáng phát quang.

Gọi Pkt và Ppq là công suất của dòng ánh sáng kích thích và của dòns ánh sáng phát quang. Ta có : Ppq = 0,2Pkt

Số phôtôn ánh sáng kích thích chiếu đến chất phát quang trong 1 giây :

Số phôtôn phát quang phát ra trong 1 giây :

Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng kích thích và số phôtôn ánh sáng phát quang trong cùng một thời gian :

Bài 32.16 trang 93 Sách bài tập Vật Lí 12: Người ta gọi hiệu suất của quá trình quang – phát quang là tỉ số giữa công suất của dòng ánh sáng phát quang với công suất của dòng ánh sáng kích thích. Thực nghiệm cho thấy hiệu suất phát quang của rất nhiều dung dịch phát quang vào cỡ 0,40. Cho rằng bước sóng của ánh sáng kích thích vào khoảng 0,25 μm và của ánh sáng phát quang vào khoảng 0,55 μm. Tính hiệu suất lượng tử của các quá trình phát quang nói trên. Hiệu suất lượng tử của một quá trình phát quang là tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian.

Lời giải:

Giải phương trình tương tự như bài 32.14 ta có

Ppq = 0,4Pkt




Hiệu suất lượng tử của quá trình phát quang

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1105

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống