Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Mở đầu 1 trang 123 Sinh học 10:
Lời giải:
– Quan sát các công đoạn sản xuất phô mai ta thấy vi sinh vật được sử dụng trong công đoạn lên men.
– Nhóm vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất phô mai: Trong sản xuất phô mai tùy thuộc loại sản phẩm mà các nhà sản xuất có thể sử dụng một loài hay một tổ hợp nhiều loài vi sinh vật khác nhau. Phổ biến nhất trong sản xuất phô mai là vi khuẩn lactic, nhóm vi khuẩn propionic, các loại nấm mốc thuộc giống Penicillium,…
Mở đầu 2 trang 123 Sinh học 10:
Lời giải:
Không thể sử dụng tế bào vi sinh vật như một “nhà máy” thực hiện đầy đủ các công đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất sản phẩm phục vụ con người vì sản phẩm được vi sinh vật tạo ra cần trải qua một số bước nữa mới có thể trở thành sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ con người.
Câu hỏi 1 trang 124 Sinh học 10:
Lời giải:
Các cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là các hoạt động sống của vi sinh vật:
– Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải và tổng hợp các chất hữu cơ, chuyển hoá các chất vô cơ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người.
– Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh hoặc sống trong các môi trường cực kì khắc nghiệt.
Tìm hiểu thêm trang 124 Sinh học 10:
Lời giải:
– Các hoạt chất sinh học có giá trị trong tảo xoắn Arthrospira platensis: protein với đầy đủ các acid amin không thay thế (cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được), các vitamin và khoáng chất, aicd béo không bão hòa,…
– Tảo xoắn Arthrospira platensis được dùng làm thực phẩm chức năng chống lão hoá và làm trẻ da vì: Trong tảo xoắn Arthrospira platensis có chứa nhiều loại chất chống lão hóa như phycocyanin, β-caroten, vitamin E, acid γ-linoleic. Những chất này có khả năng loại bỏ các gốc tự do thông qua tác dụng chống oxi hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào.
Câu hỏi 2 trang 124 Sinh học 10:
Lời giải:
Một số chế phẩm vi sinh vật dùng trong chăn nuôi, trồng trọt:
– Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học: Thuốc trừ sâu vi sinh Bt, thuốc trừ sâu Pethian, thuốc trừ sâu Muskardin,…
– Chế phẩm phân vi sinh: Phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải silicat,…
Câu hỏi 3 trang 124 Sinh học 10:
Lời giải:
Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ dựa trên cơ sở khoa học: Một số vi sinh vật có vai trò quan trọng trong phân giải lân khó tan trong đất, tăng cường cố định đạm, phân giải mùn và các chất hữu cơ trong đất thành chất khoáng vô cơ mà cây có thể hấp thụ được, hỗ trợ và kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng,… giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Câu hỏi 4 trang 125 Sinh học 10:
Lời giải:
– Nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất ethanol là đường mía, tinh bột ngô, sinh khối thực vật, phụ phẩm của trồng trọt.
– Sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp sản xuất ethanol là ethanol sinh học.
– Trên thị trường hiện nay, một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là: xăng sinh học, chất tẩy rửa sơn mực, nước hoa, dung dịch tẩy rửa, dược phẩm,…
Câu hỏi 5 trang 125 Sinh học 10:
Lời giải:
– Nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất khí sinh học biogas là: rác thải hữu cơ, phân và nước thải chăn nuôi, sinh khối thực vật, phụ phẩm của trồng trọt.
– Sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp sản xuất khí sinh học là: khí gas hữu cơ (methan) và phân bón hữu cơ.
– Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất khí sinh học được ứng dụng trong lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, môi trường:
+ Sử dụng khí sinh học để đun nấu.
+ Sử dụng khí sinh học để tạo ra điện.
+ Dùng nước xả và phân từ hầm khí sinh học làm phân hữu cơ cho cây trồng.
Tìm hiểu thêm trang 125 Sinh học 10:
Lời giải:
– Nguyên liệu để sản xuất khí sinh học ở một số vùng nông thôn Việt Nam chủ yếu là những chất hữu cơ dễ phân huỷ như phân động vật; các loại thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ,…
– Sản phẩm khí sinh học tạo ra được sử dụng cho những mục đích như thay thế chất đốt, sử dụng để chạy máy phát điện tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại,…
Câu hỏi 6 trang 126 Sinh học 10:
Lời giải:
Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật để sản xuất nước tương, nước mắm: Một số vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp protein ngoại bào để phân giải protein trong đậu tương, cá thành các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm.
Vận dụng trang 126 Sinh học 10:
Lời giải:
Một số sản phẩm thực phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh vật
– Bánh mì, bia, rượu,…
– Sữa chua, phô mai,…
– Nước tương, nước mắm, xì dầu,…
– Rau củ quả muối chua
Luyện tập 1 trang 126 Sinh học 10:
Lời giải:
Vi sinh vật được sử dụng như những “nhà máy” để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác vì vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene của chúng đã được nghiên cứu kĩ giúp dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Câu hỏi 7 trang 127 Sinh học 10:
Lời giải:
– Để sản xuất các enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao thì cần sử dụng nhóm vi sinh vật ưa nhiệt vì các vi sinh vật ưa nhiệt có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao mà protein của chúng không bị biến tính (bất hoạt) tức là enzyme của chúng hoạt động được trong điều kiện nhiệt độ cao.
– Ví dụ: Các enzyme thuỷ phân tinh bột, lipid của các vi khuẩn ưa kiềm, chịu nhiệt được dùng trong công nghiệp giặt tẩy vì enzyme này có độ bền cao trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao của quy trình giặt tẩy.
Câu hỏi 8 trang 129 Sinh học 10:
a) Cho biết người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị nào?
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp những sản phẩm gì cho phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam?
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Lời giải:
a) Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các bộ và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ và sở Khoa học và Công nghệ, bộ và sở Tài nguyên và Môi trường,…; các Viện nghiên cứu trực thuộc Chính phủ, các bộ và sở, các trường đại học và các công ty sản xuất liên quan đến công nghệ vi sinh vật; các nhà máy sản xuất các sản phẩm liên quan đến công nghệ vi sinh vật.
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp nhiều sản phẩm cho phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam gồm:
– Các sản phẩm lên men, nước mắm, nước tương, đồ uống,…
– Chất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, thuỷ hải sản; men vi sinh, thuốc thú y, vaccin cho vật nuôi, thuỷ hải sản;…
– Phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh cho cây trồng; thuốc trừ sâu sinh học.
– Vaccine cho người, men vi sinh và các chất hoạt tính sinh học hỗ trợ điều trị, dược phẩm sinh học.
– Các acid hữu cơ, dung môi hữu cơ.
– Chế phẩm vi sinh sản xuất enzyme cho công nghiệp giấy, dệt nhuộm, thuộc da, mĩ phẩm,…
– Chế phẩm vi sinh xử lí nước thải, khí thải và chất thải rắn, phế phụ phẩm nông nghiệp,…
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong lĩnh vực sau:
– Chế biến thực phẩm
– Chăn nuôi
– Trồng trọt
– Y – dược học
– Môi trường
– Hóa chất
– Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp giấy, dệt nhuộm, thuộc da, mĩ phẩm,…
Luyện tập 2 trang 130 Sinh học 10:
Lời giải:
Bảng 20.3. Yêu cầu cho các vị trí việc làm liên quan đến ngành công nghệ vi sinh vật
STT |
Vị trí việc làm |
Cơ quan, đơn vị làm việc |
Các kiến thức, kĩ năng cần có |
1 |
Kĩ thuật viên phân tích vi sinh vật gây bệnh |
Phòng phân tích vi sinh vật của các cơ sở y tế |
Có các kiến thức về đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh và các kĩ năng trong chẩn đoán vi sinh vật như phân lập, cấy truyền, nghiên cứu hình thái, nghiên cứu hóa sinh,… |
2 |
Kĩ sư thực phẩm |
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp, đơn vị chế biến lương thực, thực phẩm hoặc phòng quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… |
Có kiến thức về hóa sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nắm rõ quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm và các kĩ năng như tư duy sáng tạo, phân tích, nghiên cứu,… |
3 |
Chuyên viên hoặc chuyên gia công nghệ vi sinh vật |
Các bộ và sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương |
Có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành thuộc các chuyên ngành sâu của Vi sinh vật học và nghiên cứu ứng dụng chúng trong nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, môi trường, y học,… |
Câu hỏi 9 trang 130 Sinh học 10:
Lời giải:
Các hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai:
– Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật
– Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật
– Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi
+ Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường