Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
1. Quan sát tiêu bản rễ hành:
2. Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:
+ Kì đầu:
– NST kép co ngắn, đóng xoắn
– Màng nhân, nhân con biến mất
– Trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành
+ Kì giữa:
– Thoi tơ vô sắc hình thành
– NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau:
– Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối:
– NST đơn dãn xoắn
– Màng nhân, nhân con xuất hiện
– Kết thúc kì cuối cũng là hoàn thành quá trình phân chia vật chất di truyền
3. Câu hỏi thu hoạch:
Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?
Trả lời:
Mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:
– Góc độ quan sát khác nhau.
– Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.