Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 (trang 112 sgk Sinh 10): Qua thực nghiệm em thấy dễ phát hiện vi sinh vật nhân thực hay vi sinh vật nhân sơ? Vì sao?

Lời giải:

   Qua thực nghiệm sẽ thấy vi sinh vật nhân thực (nấm men) dễ quan sát hơn vi sinh vật nhân sơ do vi sinh vật nhân thực có kích thước khoảng 7-10 µm lớn hơn rất nhiều lần kích thước vi sinh vật nhân sơ (1-2µm).

Bài 2 (trang 113 sgk Sinh 10): Mẹ thường nhắc con : “Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng”. Lời khuyên ấy dựa trên cơ sở khoa học nào?

Lời giải:

  Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn đặc trưng như trực khuẩn và cầu khuẩn, nấm men,… trong số đó luôn có nhóm vi khuẩn lactic phổ biến là Streptococcus mutans là loại lên men lactic đồng hình. Khi ăn kẹo xong mà không súc miệng hay đánh răng thì trong miệng sẽ có đường. Vi khuẩn này sẽ tiến hành chuyển đường thành lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật khác tấn công răng, gây sâu răng.

Bài 3 (trang 113 sgk Sinh 10): Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ có vi sinh vật không? Khi nào trong khoang miệng của đứa trẻ bắt đầu có vi sinh vật?

Lời giải:

  Khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ thì khoang miệng không có vi sinh vật. Nhưng khi đứa trẻ được sinh ra, cất tiếng khóc đầu tiên thì vi sinh vật từ không khí sẽ xâm nhập vào khoang miệng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 914

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống