Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 9 trang 40: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
a) Tế bào biểu bì.
b) Tế bào hồng cầu.
c) Tế bào cơ tim.
d) Tế bào xương
Lời giải:
Số lượng ti thể có trong tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của các loại tế bào khác nhau. Ti thể có chức năng quan trọng là cung cấp năng lượng cho tế bảo. Do đó tế bào nào có nhu cầu năng lượng lớn thì có nhiều ti thể. Tế bào cơ trong đó đặc biệt là tế bào cơ tim, chúng hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng. Do đó trong các tế bào trên tế bào cơ tim co nhiều ti thể nhất.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 9 trang 41: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?
Lời giải:
Hầu hết các lá cây đều có màu xanh. Lá cây có màu xanh do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa sắc tố diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và ánh sáng mặt trời được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng đỏ và xanh tím, còn màu xanh (lục) thì không hấp thụ và bị phản xạ khiến mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh.
Màu xanh của lá do chất diệp lục, chất diệp lục có cấu trúc gồm 1 vòng porphyrin có nhân Mg, màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên. Chức năng của diệp lục là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử diệp lục → màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng → mày xanh của lá cây không liên quan tới chức năng quang hợp.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 9 trang 42: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất?
Lời giải:
Lizôxôm là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit. Do đó, trong các tế bào trên, tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất, vì tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizoxom.
Bài 1 (trang 43 sgk Sinh học 10): Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
Lời giải:
+ Cấu trúc:
– Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc.
– Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacoit.
– Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
– Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
– Trên màng của tilacoit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.
– Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
+ Chức năng của lục lạp: là nơi chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Bài 2 (trang 43 sgk Sinh học 10): Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể.
Lời giải:
+ Cấu trúc của ti thể:
– Ti thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc.
– Màng ngoài không gấp khúc, màng trong khấp khúc thành các mào trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.
– Bên trong là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
+ Chức năng của ti thể: Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
Bài 3 (trang 43 sgk Sinh học 10): Nêu cấu trúc và chức năng của lizôxôm.
Lời giải:
– Cấu trúc: lizôxôm là bào quan có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân.
– Chức năng: lizôxôm giúp phân hủy các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi.
Bài 4 (trang 43 sgk Sinh học 10): Nêu các chức năng của không bào.
Lời giải:
Không bào là bào quan có 1 lớp màng bao bọc.
Không bào có chức năng khác nhau tùy loại tế bào:
– Chứa chất phế thải, chất độc
– Chứa muối khoáng, tham gia vào vận chuyển nước
– Chứa chất dự trữ
– Chứa hạt sắc tố
– Vai trò co bóp tạo áp suất
– Tiêu hóa thức ăn