Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 2 trang 10: Hãy nghiên cứu bảng 2.1, chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối quan hệ 5 giới sinh vật.

Lời giải:

Mối quan hệ:

– Về đặc điểm cấu tạo: từ đơn giản (nhân sơ, đơn bào) đến phức tạp (nhân thực, đa bào phức tạp), có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần.

– Hoàn thiện dần về phương thức dinh dưỡng.

+ Giới Nguyên sinh cơ thể có 1 tế bào thực hiện mọi chức năng.

+ Giới Thực vật có các cơ quan chuyên hóa cao như rễ, thân, lá,…

⇒ Hệ thống phân loại 5 giới thể hiện sự tiến hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 2 trang 12 : Chúng ta đã làm gì khiến cho sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam giảm sút, độ ô nhiễm môi trường tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Lời giải:

– Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch các nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ cho sản xuất và đời sống, nên đã làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật, mất cân bằng sinh thái và giảm độ đa dạng sinh vật.

– Ô nhiễm môi trường là cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở cũng như điều kiện sinh sống của sinh vật ⇒ Tuyệt diệt nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái.

Bài 1 trang 12 sgk Sinh học 10 nâng cao: Giới sinh vật là gì ? Có bao nhiêu giới sinh vật?

Lời giải:

– Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

– Có 5 giới sinh vật: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

Bài 2 trang 12 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy kể các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao.

Lời giải:

– Các bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới.

– Ví dụ: Loài người (Himosapins), chi người (Homo), họ người (Homonidae), bộ linh trưởng (Primates), lớp thú (Mammalia), ngành Động vật có dây sống (Chordata), Giới Động vật (Animalia).

Bài 3 trang 12 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy viết tên khoa học của hổ cho biết hổ thuộc loài tigris, thuộc chi Felis và tên khoa học của sư tử cho biết sư tử thuộc loài leo, thuộc chi Felis.

Lời giải:

– Tên khoa học của hổ là: Felis tigris.

– Tên khoa học của sư tử là: Felis leo.

Bài 4 trang 12 sgk Sinh học 10 nâng cao: Em phải làm gì để bảo tồn đa dạng sinh vật ?

Lời giải:

Ở tuổi học sinh, chúng ta cần phải tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ cây và các động vật trong khu vực (không phá tổ chim, bắt chim non…).

Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà quản lí, trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân trong đó có các em học sinh. Vì vậy, chúng ta cần tích cực tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo tồn đa dạng sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 6 trang 22 : Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật. Em đã làm gì để đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh vật?

Lời giải:

a) Chúng ta phải bảo tồn sự đa dạng sinh vật vì sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người:

– Đa dạng sinh vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người: mỡ, gluxit, prôtêin, các loại vitamin, các yếu tố khoáng ở mức vi lượng và đại lượng… Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ vô tận đã được chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên.

– Đa dạng sinh vật là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định tính bền vững của môi trường. Ngoài ra còn tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, tạo ra các môi trường văn hoá, hình thành các cảm hứng nảy sinh các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc, hoạ, hình thành các khu du lịch, tham quan có giá trị nhân văn cao.

– Đa dạng sinh vật là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác, kiềm chế sự xói mòn, điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, tạo cơ sở cho sự tồn tại sự sống lâu dài trên Trái Đất.

– Đa dạng sinh vật còn tạo ra cơ sở vật chất để khai thác làm nguyên liệu tạo ra các công cụ sản xuất, nhà ở, nguyên liệu quý hiếm để xuất khẩu, nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần.

b) Để bảo vệ sự đa dạng sinh vật, các em cần phải:

– Có ý thức và hành vi bảo vệ thực vật (trồng cây, bảo vệ cây, ngăn chặn tàn phá rừng, khai thác gỗ không kế hoạch…) và bảo vệ động vật (làm tổ chim, không săn bắt động vật non, ngăn chặn khai thác bừa bãi, mua bán, xuất khẩu các loại thú rừng quý hiếm …).

– Bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, chú ý mọi lao động sản xuất đểu phải đặt trong mối quan hệ sinh thái học.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1035

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống