Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 24: Hô hấp tế bào (tiếp theo) (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 24 trang 81 : – Quan sát hình 24.2, hãy cho biết mối liên quan giữa đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron hô hấp. Vị trí xảy ra các quá trình đó trong tế bào?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu như tế bào không được cung cấp ôxi?
Lời giải:
– 3 quá trình: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron hô hấp xảy ra lần lượt trong quá trình hô hấp.
Đường phân: xảy ra ở tế bào chất.
Chu trình Crep: xảy ra ở chất nền ti thể.
Chuỗi truyền êlectron hô hấp: xảy ra ở màng trong ti thể.
– Tế bào không được cung cấp ôxi sẽ thực hiện quá trình hô hấp yếm khí. Quá trình hô hấp này thu được một lượng rất nhỏ ATP cho tế bào. Nó sẽ sử dụng hết nguồn oxi dự trữ trong tế bào đồng thời giải phóng các axit lactic làm tê liệt tế bào. Nếu tình trạng này kéo dài, tế bào sẽ không hô hấp được nữa và chết đi.
Bài 1 trang 82 sgk Sinh học 10 nâng cao: Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi chuyển êlectron hô hấp về mặt năng lượng ATP. Em đã phát hiện ra “điều bí mật” trong mục “Em có biết” ở bài 21 chưa?
Lời giải:
Phân biệt đường phân với chu trình Crep và chuỗi hô hấp về mặt lượng:
– Quá trình đường phân tạo ra 4 ATP, nhưng sử dụng mất 2 ATP còn lại 2 ATP.
– Chu trình Crep tạo ra 2 ATP.
– Chuỗi hô hấp tạo ra 34 ATP.
Năng lượng trong các chất hữu cơ được giải phóng dần dần qua nhiều phản ứng enzim mà không phải là sự “đốt cháy” để giải phóng ồ ạt ngay tức thì.
Bài 2 trang 82 sgk Sinh học 10 nâng cao: Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
Lời giải:
Tế bào co cơ liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa là vì tế bào đã sử dụng hết ôxi mà không được cung cấp kịp nên tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí để tạo ATP (nhưng chỉ tạo được rất ít) cho hoạt động co cơ. Chính axit lactic sản phẩm của hô hấp kị khí) là nguyên nhân làm tế bào không tiếp tục co được nữa.
Bài 3 trang 82 sgk Sinh học 10 nâng cao: Chọn phương án đúng. Trong quá trình phân giải glucôzơ, giai đoạn nào sau đây sản xuất ra hầu hết các phân tử ATP?
a) Chu trình Crep
b) Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
c) Đường phân
Lời giải:
Trong quá trình phân giải glucôzơ, giai đoạn nào sau đây sản xuất ra hầu hết các phân tử ATP?
a) Chu trình Crep
b) Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
c) Đường phân
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 27 trang 90 : Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim
Ống 1 | Ống 2 | Ống 3 | Ống 4 | |
Điều kiện thí nghiệm | ||||
Kết quả (màu) | ||||
Giải thích |
Lời giải:
Ống 1 | Ống 2 | Ống 3 | Ống 4 | |
Điều kiện thí nghiệm |
– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%. – Đặt trong nồi cách thủy đang sôi. – Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’. – Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống. |
– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%. – Đặt ống thứ 2 vào tủ ấm ở 400C – Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’. – Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống. |
– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%. – Đặt ống thứ 3 vào nước đá. – Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’. – Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống. |
– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%. – Ống thứ 4 nhỏ vào 1ml dung dịch HCl 5%. – Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’. – Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống. |
Kết quả (màu) | Màu xanh | Không thay đổi | Màu xanh | Màu xanh |
Giải thích | Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên không có khả năng phân giải tinh bột. Vì vậy tinh bột tác dụng với iốt tạo màu xanh. | Tinh bột đã bị enzim amilaza phân giải hết nên khi cho thuốc thử iốt vào không thấy màu xanh. | Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải thành đường đã tác dụng với iốt tạo màu xanh. | Enzim bị biến tính bởi axít nên tinh bột không bị phân giải thành đường đã tác dụng với iốt tạo màu xanh. |
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 27 trang 90 : Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim.
Ống 1 | Ống 2 | Ống 3 | Ống 4 | |
Cơ chất | ||||
Enzim | ||||
Thuốc thử | ||||
Kết quả (màu) |
Lời giải:
Ống 1 | Ống 2 | Ống 3 | Ống 4 | |
Cơ chất | 1ml dung dịch tinh bột 1% | 1ml dung dịch tinh bột 1% | 1ml saccarôzơ 4% | 1ml saccarôzơ 4% |
Enzim | 1ml nước bọt pha loãng 2 – 3 lần | 1ml dung dịch saccaraza nấm men | 1ml nước bọt pha loãng 2 – 3 lần | 1ml dung dịch saccaraza nấm men |
Thuốc thử | 3 giọt thuốc thử Lugol | 3 giọt thuốc thử Lugol | 1ml thuốc thử Phêlinh | 1ml thuốc thử Phêlinh |
Kết quả (màu) | Ống 1 và 4: Enzim đã tác dụng phân hủy cơ chất nên khi cho thuốc thử thì không có màu. | Ống 2 và 3: Enzim và cơ chất không phù hợp nên khi cho thuốc thử vào thì xuất hiện màu. | Ống 2 và 3: Enzim và cơ chất không phù hợp nên khi cho thuốc thử vào thì xuất hiện màu. | Ống 1 và 4: Enzim đã tác dụng phân hủy cơ chất nên khi cho thuốc thử thì không có màu |