Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp (tiếp theo) (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 26 trang 86 : Hãy mô tả cấu trúc của lục lạp trong hình 15.2.

Lời giải:

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 26 trang 87: Từ mô tả ở trên và quan sát hình 26.2, hãy chỉ ra các nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng?

Lời giải:

– Nguyên liệu: H2O; NADP+; ADP; H3PO4; Điện tử.

– Sản phẩm: O2; NADPH; ATP.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 26 trang 87: Quan sát hình 26.3, hãy chỉ ra các chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong pha tối của quá trình quang hợp?

Lời giải:

– Các chất tham gia: CO2; NADPH; ATP; H2O.

– Sản phẩm: Các loại đường; axit amin; axit béo, glixerin; NADP; ADP.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 26 trang 87: Dựa vào kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng sau:

Bảng 26: Đặc điểm quá trình hô hấp và quá trình quang hợp.

Đặc điểm Hô hấp Quang hợp

1. Phương trình tổng quát

2. Nơi thực hiện

3. Năng lượng

4. Sắc tố

5. …

Lời giải:

Đặc điểm Hô hấp Quang hợp

1. Phương trình tổng quát

2. Nơi thực hiện

3. Năng lượng

4. Sắc tố

5. …

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt năng)

Ti thể

Giải phóng

Không có sắc tố

Thực hiện ở mọi tế bào vào mọi lúc.

Lục lạp

Tích lũy

Có sắc tố

Chỉ thực hiện ở tế bào quang hợp khi đủ ánh sáng.

Bài 1 trang 88 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu mối liên quan giữa hai pha của quang hợp.

Lời giải:

Mối liên quan giữa 2 pha của quang hợp:

– Pha sáng diễn ra biến đổi quang lí (diệp lục hấp thu năng lượng của ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử) và biến đổi quang hoá: diệp lục ở trạng thái kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện 3 quá trình quan trọng là quang phân li nước, hình thành chất có tính khử mạnh (NADPH ở thực vật hoặc NADH ở vi khuẩn quang hợp) và tổng hợp ATP.

– Ở pha tối, các cơ thể quang hợp sử dụng ATP và NADPH (hoặc NADH) do pha sáng tạo ra để tổng hợp cacbonhiđrat từ CO2 của khí quyển.

Bài 2 trang 88 sgk Sinh học 10 nâng cao: Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào ? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?

Lời giải:

– Trong quang hợp, ôxi được tạo ra ở pha sáng nhờ quá trình quang phân li nước:

H2O ⇒ OH+ H+, 4OH ⇒ 2H2O + O2.

– Từ nơi được tạo ra, O2 phải qua 3 lớp màng để ra khỏi tế bào (màng tilacôit, màng lục lạp và màng tế bào).

Bài 3 trang 88 sgk Sinh học 10 nâng cao: Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 ?

Lời giải:

Các phản ứng tối (trong quang hợp) được xúc tác bởi một phần chuỗi các enzim có trong chất nền (stroma) của lục lạp ở cây xanh và tảo hoặc trong tế bào của vi khuẩn quang hợp. Các cơ thể quang hợp sử dụng ATP và NADPH (hoặc NADH) được tạo ra từ pha sáng để tổng hợp Cacbonhiđrat từ CO2 của khí quyển.

Gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 là vì tại pha tối này, CO2 của khí quyển được cơ thể quang hợp sử dụng cùng với năng lượng (ATP, NADPH, hoặc NADH) để tạo ra cacbonhiđrat.

Bài 4 trang 88 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy lựa chọn và ghép các chữ cái ở đầu câu (a, b, c,…) ở cột B vào các số thứ tự của các câu cột A trong bảng sau đây sao cho hợp nghĩa:

(chú ý số chữ cái nhiều hơn số thứ tự – nghĩa là có chữ cái không dùng đến)

Cột A Cột B
1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở a)… cường độ quang hợp khác nhau.
2. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ b)… tổng hợp glucôzơ.
3. Ôxi được tạo ra trong quang hợp từ c)… túi dẹp (màng tilacôit).
4. Pha tối của quang hợp diễn ra ở d)… hấp thu năng lượng ánh sáng.
5. Cùng một giống cây trồng ở những điều kiện khác nhau có thể có e)… quá trình quang phân li nước.
f)… quá trình cố định CO2.
g)… cơ chất của lục lạp (strôma).

Lời giải:

Cột A Cột B
1 – c 1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở a)… cường độ quang hợp khác nhau.
2 – d 2. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ b)… tổng hợp glucôzơ.
3 – e 3. Ôxi được tạo ra trong quang hợp từ c)… túi dẹp (màng tilacôit).
4 – g 4. Pha tối của quang hợp diễn ra ở d)… hấp thu năng lượng ánh sáng.
5 – a 5. Cùng một giống cây trồng ở những điều kiện khác nhau có thể có e)… quá trình quang phân li nước.
f)… quá trình cố định CO2.
g)… cơ chất của lục lạp (strôma).

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 27 trang 90 : Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim

Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả (màu)
Giải thích

Lời giải:

Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
Điều kiện thí nghiệm

– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%.

– Đặt trong nồi cách thủy đang sôi.

– Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’.

– Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống.

– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%.

– Đặt ống thứ 2 vào tủ ấm ở 400C

– Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’.

– Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống.

– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%.

– Đặt ống thứ 3 vào nước đá.

– Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’.

– Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống.

– Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch tinh bột 1%.

– Ống thứ 4 nhỏ vào 1ml dung dịch HCl 5%.

– Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch amilaza, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’.

– Dùng dung dịch iốt 0,3% để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống.

Kết quả (màu) Màu xanh Không thay đổi Màu xanh Màu xanh
Giải thích Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên không có khả năng phân giải tinh bột. Vì vậy tinh bột tác dụng với iốt tạo màu xanh. Tinh bột đã bị enzim amilaza phân giải hết nên khi cho thuốc thử iốt vào không thấy màu xanh. Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải thành đường đã tác dụng với iốt tạo màu xanh. Enzim bị biến tính bởi axít nên tinh bột không bị phân giải thành đường đã tác dụng với iốt tạo màu xanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 27 trang 90 : Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim.

Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
Cơ chất
Enzim
Thuốc thử
Kết quả (màu)

Lời giải:

Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
Cơ chất 1ml dung dịch tinh bột 1% 1ml dung dịch tinh bột 1% 1ml saccarôzơ 4% 1ml saccarôzơ 4%
Enzim 1ml nước bọt pha loãng 2 – 3 lần 1ml dung dịch saccaraza nấm men 1ml nước bọt pha loãng 2 – 3 lần 1ml dung dịch saccaraza nấm men
Thuốc thử 3 giọt thuốc thử Lugol 3 giọt thuốc thử Lugol 1ml thuốc thử Phêlinh 1ml thuốc thử Phêlinh
Kết quả (màu) Ống 1 và 4: Enzim đã tác dụng phân hủy cơ chất nên khi cho thuốc thử thì không có màu. Ống 2 và 3: Enzim và cơ chất không phù hợp nên khi cho thuốc thử vào thì xuất hiện màu. Ống 2 và 3: Enzim và cơ chất không phù hợp nên khi cho thuốc thử vào thì xuất hiện màu. Ống 1 và 4: Enzim đã tác dụng phân hủy cơ chất nên khi cho thuốc thử thì không có màu

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 925

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống