Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 30: Giảm phân (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 30 trang 102 : Quan sát hình 30.1 và 30.2, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Những sự kiện nào diễn ra ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng khi ở kì đầu lần phân bào I và nêu ý nghĩa của chúng?
b) Tại sao nói sự vận động của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng diễn ra ở kì sau lần phân bào I là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau?
c) Có những nhận xét gì về bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con được tạo ra qua giảm phân?
Lời giải:
a) Kì đầu lần phân bào I:
– Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen. NST kép bắt đầu đóng xoắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
Ý nghĩa:
– Tạo điều kiện để xảy ra hoạt động trao đổi chéo giữa các NST với nhau, góp phần tạo nên những biến dị tổ hợp làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.
– Ngoài ra việc tiếp hợp này còn giúp cho các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, gián tiếp điều chỉnh số lượng NST sau ở các tế bào con.
b) Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về 2 cực tế bào, cho nên tổ hợp NST ở tế bào mới được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc.
c) Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST =
Bài 1 trang 103 sgk Sinh học 10 nâng cao: Lập bảng so sánh giữa giảm phân và nguyên phân.
Lời giải:
Nguyên phân | Giảm phân | |
Giống nhau |
– Đều có thoi phân bào. – Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (ở kì giữa) và tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào (ở kì sau). |
|
Khác nhau |
– Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào. – Một lần phân bào. – Không có tiếp hợp và hoán vị gen.
– Kết thúc nguyên phân tạo ra 2 tế bào có số lượng NST giống tế bào mẹ (2n). |
– Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục giai đoạn chín. – Hai lần phân bào. – Có tiếp hợp và hoán vị gen. – Các NST kép ở kì giữa I xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo, phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về 2 cực tế bào (ở kì sau), hình thành 2 tế bào con (ở kì cuối) mang số lượng n NST kép. – Kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n). |
Bài 2 trang 103 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể ?
Lời giải:
Quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp NST là vì:
– Ở kì đầu, các NST kép xoắn, co ngắn, đính vào màng nhân sắp xếp định hướng, sau đó, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em.
– Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
Bài 3 trang 103 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu ý nghĩa của giảm phân.
Lời giải:
Ý nghĩa của giảm phân:
– Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) được phục hồi. Như vậy, các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ổn định qua các đời, đảm bảo cho thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ trước.
– Sự phân li độc lập và trao đổi chéo đều của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc nhiễm sắc thể cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau. Chính đây là cơ sở tế bào học để giải thích nguyên nhân tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình đưa đến sự xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
Bài 4 trang 104 sgk Sinh học 10 nâng cao: Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân, xác định số nhiễm sắc thể kép, số cặp nhiễm sắc thể tương đồng (không tính đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), số nhiễm sắc thể đơn và số tâm động trong tế bào ở từng kì.
Lời giải:
– Lần phân bào I:
+ Tế bào ở kì đầu có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng
+ Tế bào ở kì giữa có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng
+ Tế bào ở kì sau có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng
+ Tế bào ở kì cuối (TB con) 23 NST kép với 23 tâm động.
– Lần phân bào II:
+ Tế bào ở kì đầu có 23 NST kép với 23 tâm động.
+ Tế bào ở kì giữa có 23 NST kép với 23 tâm động.
+ Tế bào ở kì sau có 46 NST đơn với 46 tâm động.
+ Tế bào ở kì cuối (TB con) 23 NST đơn với 23 tâm động.
Bài 5 trang 104 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào trong giảm phân ?
a) Kì trung gian
b) Kì đầu lần phân bào I
c) Kì giữa lần phân bào I
d) Kì đầu lần phân bào II
Lời giải:
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào trong giảm phân ?
a) Kì trung gian
b) Kì đầu lần phân bào I
c) Kì giữa lần phân bào I
d) Kì đầu lần phân bào II
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 31 trang 106 : – Tường trình lại các thao tác, nhận thức, thậm chí cả kinh nghiệm rút ra trong giờ thực hành.
– Vẽ các hình đã quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành.
Lời giải:
– Các thao tác trong giờ thực hành:
1. Quan sát tiêu bản cố định:
+ Đưa tiêu bản lên kính.
+ HS quan sát, nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể hay các kì phân bào.
2. Làm tiêu bản tạm thời:
Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch ax ê tô cacmin, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
+ Đặt lên phiến kính 1 giọt axit ax ê tic 45%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2mm và bổ đôi.
+ Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit thừa, gõ nhẹ lên tấm kính để dàn mô phân sinh.
+ Đưa tiêu bản lên kính và quan sát.
– Các hình quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành: