Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 136 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy kể tên các chất dinh dưỡng chính ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật.

Lời giải:

Các chất dinh dưỡng chính ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật là:

– Nước, cacbon là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sinh trưởng của vi sinh vật, là bộ khung cấu trúc của chất sống, cần cho tất cả các hợp chất hữu cơ tạo nên tế bào.

– Nitơ, lưu huỳnh và phôtpho cần cho tổng hợp ADN, ARN, phôtpho còn cần cho tổng hợp ATP. Nitơ chiếm khoảng 14% khối lượng, còn lưu huỳnh, phôtpho chiếm khoảng 4%.

– Ôxi cũng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật, dựa vào nhu cầu ôxi, vi sinh vật được chia thành nhiều nhóm khác nhau.

Bài 2 trang 136 sgk Sinh học 10 nâng cao: Các chất nào được gọi là yếu tố sinh trưởng ? Tại sao vi sinh vật lại cần yếu tố sinh trưởng ?

Lời giải:

– Các chất sinh trưởng là các chất hữu cơ quan trọng mà vi sinh vật không tổng hợp được, phải thu nhận trực tiếp từ môi trường. Ví dụ: các vitamin, axit amin, các bazơ purin và pirimiđin.

– Vi sinh vật phải cần yếu tố sinh trưởng để phát triển. Vì vậy, khi nuôi cấy cần bổ sung thêm cho chúng phát triển tốt.

Bài 3 trang 136 sgk Sinh học 10 nâng cao: Những loại chất nào thường được sử dụng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật ?

Lời giải:

– Các phenol và alcohol: gây biến tính prôtêin, thường được dùng làm chất tẩy uế và sát trùng.

– Các halogen (iôt, clo, brom và fluo): gây biến tính prôtêin, thường được dùng làm chất tẩy uế và làm sạch nước.

– Các chất ôxi hoá (perôxit, ôzôn và axit peraxetic): gây biến tính prôtêin do ôxi hoá, thường được dùng làm chất tẩy uế, sát trùng các vết thương sâu, làm sạch nước, khử trùng các thiết bị y tế và thiết bị chế biến thực phẩm.

– Các chất hoạt động bề mặt: làm giảm sức căng bề mặt của nước và gây hư hại màng sinh chất. Ví dụ: xà phòng được dùng để loại bỏ vi sinh vật, các chất tẩy rửa được dùng để sát trùng.

– Các kim loại nặng: gây biến tính prôtêin, nitrat bạc được dùng để tẩm các vật liệu băng bó khi phẫu thuật nhằm phòng trừ các vi khuẩn đã kháng kháng sinh ; mercuacrom (một hợp chất của thuỷ ngân) là chất sát trùng, thường có mặt trong các tủ thuốc gia đình.

– Các anđêhit: gây biến tính và làm bất hoạt các prôtêin, là các chất tẩy uế và là dịch dùng ướp xác (như formalin).

– Chất kháng sinh: diệt khuẩn có tính chọn lọc, có tác dụng lên thành tế bào và màng sinh chất, kìm hãm việc tổng hợp axit nuclêic và prôtêin, dùng trong y tế, thú y.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 42 trang 142: Viết thu hoạch và vẽ hình dạng các vi sinh vật đã quan sát được.

Lời giải:

Bacillus Subtilis

Nấm Candida

Tụ cầu vàng

Xoắn khuẩn giang mai

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 952

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống