Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 41 trang 137: Dựa vào phạm vi nhiệt độ sinh trưởng ở hình dưới đây, hãy điền tên các nhóm vi khuẩn vào ô trống.
Lời giải:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 41 trang 138: Hãy nêu một số vi khuẩn ưa axit thường gặp trong các thức ăn hằng ngày?
Lời giải:
– Vi khuẩn lactic (có trong sữa chua).
– Vi khuẩn axetic (có trong giấm ăn).
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 41 trang 138: – Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc kiềm, vậy mà chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó. Hãy giải thích vì sao?
– Công nghiệp xà phòng bột và chất tẩy rửa sử dụng một số enzim vi sinh vật. Các enzim này phải có đặc tính gì (ưa axit, ưa trung tính, ưa kiềm)? Vì sao?
Lời giải:
– Vì trong môi trường đó chúng có khả năng điều chỉnh pH nội bào nhờ việc tích lũy hoặc không tích lũy ion H+.
– Một số loại enzim được sử dụng trong công nghiệp xà phòng: amilaza, proteaza, lipaza, xenlulaza,… đặc tính của các enzim này là phân giải được xenlulozo, lipit, mỡ, bột… để làm sạch các vết bẩn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 41 trang 139: Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng (nhược trương), tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào làm tế bào căng lên. Tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào tăng lên hay không? Tại sao?
Lời giải:
Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào bên trong tế bào làm tế bào căng phồng lên.
Tế bào vi khuẩn không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào: là nhờ thành tế bào vi khuẩn bảo vệ chống lại sự gia tăng áp suất thẩm thấu đó.
Bài 1 trang 140 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy cho biết nơi sống của các vi khuẩn ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt.
Lời giải:
Nơi sống của các loại vi khuẩn:
– Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc Cực, các đại dương (90% đại dương có nhiệt độ ≤ 5°C), sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ ≤ 15°C.
– Vi sinh vật ưa ấm có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20 – 40°C. Đa số thuộc nhóm này là các vi sinh vật đất, vi sinh vật nước, vi sinh vật sống trong cơ thể người và gia súc (kể cả các vi sinh vật gây bệnh), vi sinh vật gây hư hỏng đồ ăn, thức uống hằng ngày.
– Một số vi sinh vật ưa nhiệt, sinh trưởng tối ưu ở 55 – 65°C. Đa số chúng là vi khuẩn, một số là nấm và tảo. Nơi sống của chúng là các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Hoạt động của các enzim và ribôxôm của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao.
– Ở các vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển tồn tại một số vi khuẩn ưa siêu nhiệt (có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C).
Bài 2 trang 140 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn. Hãy giải thích vì sao?
Lời giải:
Tác nhân gây hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn là vì: Do áp suất thẩm thấu của môi trường (trong quả) cao, đường sẽ rút nước trong tế bào vi khuẩn và giết chết chúng.
Bài 3 trang 140 sgk Sinh học 10 nâng cao: Khi mua một miếng thịt lợn hoặc một con cá nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường xát muối lên miếng thịt hoặc con cá. Hãy giải thích tại sao ?
Lời giải:
Vì: Muối là chất sát trùng, có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Như vậy, miếng thịt hoặc con cá sẽ không bị ôi, đến khi có thời gian chế biến vẫn còn ngon lành.
Bài 4 trang 140 sgk Sinh học 10 nâng cao: Gặp hôm trời nắng to, ai cũng muốn mang phơi một số đồ dùng (như quần áo, chăn chiếu…) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng…). Việc phơi nắng có tác dụng gì ?
Lời giải:
Khi trời nắng to, nhiều người mang phơi một số đồ dùng (quần áo, chăn chiếu…) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng…). Làm như vậy là để sử dụng nhiệt độ cao, và một số tia trong ánh sáng mặt trời diệt vi sinh vật, đặc biệt là ức chế sự phát triển của mốc.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 42 trang 142: Viết thu hoạch và vẽ hình dạng các vi sinh vật đã quan sát được.
Lời giải:
Bacillus Subtilis
Nấm Candida
Tụ cầu vàng
Xoắn khuẩn giang mai