Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 44 trang 150: Hãy nêu những phương thức lây truyền của HIV qua các kiến thức đã học ở lớp 8 và các phương tiện thông tin đại chúng?
Lời giải:
Các con đường lây nhiễm HIV:
– Qua đường máu
– Qua đường tình dục
– Mẹ (bị nhiễm HIV) truyền sang con
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 44 trang 150: Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của HIV khác phagơ ở những điểm nào?
Lời giải:
– Ở virut HIV: Trong quá trình nhân lên thì nó đưa cả lõi axit nucleic và vỏ capsit vào tế bào chủ. Có trải qua quá trình phiên mã ngược và cài xen.
– Ở phagơ: Trong quá trình nhân lên thì nó chỉ đưa lõi axit nucleic vào tế bào chủ thôi, không có 2 giai đoạn kể trên.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 44 trang 150: Từ cách lây nhiễm của AIDS, hãy rút ra cách phòng tránh AIDS?
Lời giải:
Các biện pháp phòng tránh HIV :
– Bảo đảm vệ sinh y tế, đặc biệt chú ý khi truyền máu
– Quan hệ tình dục lành mạnh
– Không tiêm chích ma túy
Bài 1 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tóm tắt quá trình xâm nhập và phát triển của virut vào tế bào chủ.
Lời giải:
Các giai đoạn:
– Hấp phụ: phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ.
– Xâm nhiễm: ADN của phagơ chui vào bên trong tế bào chủ.
– Tổng hợp: ADN của phagơ chỉ huy bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và prôtêin cho bản thân.
– Lắp ráp: Các đơn vị hình thái tự bao lại thành vỏ prôtêin. Vỏ prôtêin lắp ráp với ADN.
– Phóng thích: Giải phóng phagơ ra ngoài.
Bài 2 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày các khái niệm: virut ôn hoà, virut độc và tế bào tiềm tan. Mối quan hệ giữa chúng.
Lời giải:
– Virut ôn hòa: bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào (tế bào tiềm tan).
– Virut độc: các virut hoạt động, phát triển làm tan tế bào vi khuẩn, trong quá trình sinh tan.
⇒ Khi có một tác động bên ngoài (như tia tử ngoại) có thể chuyển virut ôn hòa thành virut độc làm tan tế bào.
Bài 3 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: HIV có thể lây nhiễm theo con đường nào? Những biện pháp phòng tránh AIDS?
Lời giải:
Các con đường lây nhiễm HIV:
– Qua đường máu
– Qua đường tình dục
– Mẹ (bị nhiễm HIV) truyền sang con
Các biện pháp phòng tránh HIV :
– Bảo đảm vệ sinh y tế, đặc biệt chú ý khi truyền máu
– Quan hệ tình dục lành mạnh
– Không tiêm chích ma túy
Bài 4 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Giải thích các triệu chứng ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3.
Lời giải:
Bệnh AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện là do số lượng HIV còn rất ít, số lượng tế bào CD4 bị xóa bỏ chưa nhiều, chỉ ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Ở giai đoạn 2: lượng tế bào CD4 bị tiêu hao nhiều (chỉ còn 200 – 500/ml máu), dẫn đến hệ miễn dịch bị giảm sút nghiêm trọng tạo điều kiện cho một số bệnh cơ hội phát triển.
Ở giai đoạn 3: hệ miễn dịch dần dần mất tác dụng, gần như để ngỏ cho vi sinh vật ồ ạt gây bệnh tàn phá các cơ quan trong cơ thể.
Bài 5 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: Thế nào là vi sinh vật gây bệnh cơ hội? Bệnh nhiễm trùng cơ hội?
Lời giải:
Vi sinh vật cơ hội là vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
Các bệnh cơ hội là các bệnh do vi sinh vật cơ hội gây ra.
Bài 6 trang 151 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy chọn phương án đúng:
a) Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này.
b) HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với người bệnh.
c) Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu.
d) HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét…
Lời giải:
Hãy chọn phương án đúng:
a) Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này.
b) HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với người bệnh.
c) Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu.
d) HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét…
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 158 : Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47
Tên bệnh và tác nhân gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây lan | Phòng tránh |
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) | Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung | Lây truyền qua đường quan hệ tình dục |
– Giữ vệ sinh – Thực hiện tình dục an toàn |
Bệnh viêm gan B (Virut HIV) | |||
Bệnh dại (Virut Rhabdo) |
Lời giải:
Tên bệnh và tác nhân gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây lan | Phòng tránh |
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) | Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung | Lây truyền qua đường quan hệ tình dục |
– Giữ vệ sinh – Thực hiện tình dục an toàn |
Bệnh viêm gan B (Virut HIV) | Vàng da, sưng gan, có thể bị xơ gan, ung thư gan. | Lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường tiêu hóa. |
– Thực hiện an toàn tình dục. – Không tiêm chích ma túy. – Thực hiện truyền máu an toàn. – Vệ sinh ăn uống. |
Bệnh dại (Virut Rhabdo) | Người bị chó (mèo) dại cắn tùy theo vết thương nông, sâu, gần hay xa thần kinh trung ương mà phát bệnh nhanh hay chậm. Có thể sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết. Bệnh dại cho chó. | Do bị chó (mèo) dại cắn phải. | – Tiêm phòng khi bị chó cắn phải phải tiêm ngừa và theo dõi con chó. Nếu chó phát dại thì tiêm đủ liều. |
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 159 : Báo cáo trước lớp
Lời giải:
Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày ngắn gọn trước lớp bản báo cáo của mình. Cả lớp thảo luận, bổ sung.