Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 46 trang 155: Hãy kể tên những bệnh truyền nhiễm mà em biết. Từ đó cho biết thế nào là bệnh truyền nhiễm?
Lời giải:
– Một số bệnh truyền nhiễm như: Cúm, lao, viêm gan B…
– Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 46 trang 155: Lấy ví dụ các bệnh truyền nhiễm theo các con đường trên và đề xuất cách phòng tránh. Ghi vào bảng 46:
Bảng 46: Các bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền và cách phòng tránh.
Tên bệnh và vi sinh vật gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây nhiễm | Cách phòng tránh |
Lời giải:
Bảng 46: Các bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền và cách phòng tránh.
Tên bệnh và vi sinh vật gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây nhiễm | Cách phòng tránh |
Tả, lị (Vi khuẩn tả) | Nôn, đi ngoài kéo dài, mất nước. | – Qua ăn uống (tiêu hóa) | – Vệ sinh ăn uống |
HIV/AIDS (Virut HIV) | Giai đoạn cuối: Viêm niêm mạc thực quản, phế quản… viêm não, ung thư da và não,… rồi chết vì tê liệt và điên dại. | – 3 cách : (qua máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con) | – An toàn trong truyền máu và tình dục. |
Cúm (Virut cúm) | Sốt cao trên 38 độ, nhức đầu, sổ mũi, ho… | – Hô hấp | – Cách li nguồn bệnh |
Lao (Vi khuẩn) | Ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. | – Hô hấp | – Cách li bệnh, vs môi trường |
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 46 trang 156: Hãy kể tên một số dịch bệnh do virut gây ra ở người và gia súc. Đề xuất cách phòng tránh.
Lời giải:
– Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.
– Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.
– Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.
– Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.
– Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…
– Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
– Bệnh Herpet, bệnh Zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…
– Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.
– Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.
– Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.
– Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 46 trang 156: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
Lời giải:
– Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn.
– Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
– Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 46 trang 157: Vậy theo em hiểu thế nào là intefêron?
Lời giải:
– Interferon là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Bài 1 trang 157 sgk Sinh học 10 nâng cao: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố nào? Vì sao?
Lời giải:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố:
– Mầm bệnh
– Số lượng đủ lớn
– Con đường xâm nhiễm thích hợp
Nếu không đủ ba yếu tố này không truyền từ cá thể này sang cá thể khác được.
Bài 2 trang 157 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?
Lời giải:
Trên cơ thể chúng ta và xung quanh ta rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không mắc bệnh là do: cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu (mang tính chất bẩm sinh: bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể). Khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm (bị thương, bị ốm hoặc sự thay đổi về môi trường bên trong cơ thể) thì cơ thể mới mắc bệnh.
Bài 3 trang 157 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao người ta nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra)?
Lời giải:
Sở dĩ các bệnh truyền nhiễm khó có thể lan truyền thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra) là vì hiện nay với sự phát triển của khoa học, hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đã được nhận dạng và có phương pháp phòng trừ thích hợp (đã có nhiều loại vacxin và thuốc đặc trị).
Bài 4 trang 157 sgk Sinh học 10 nâng cao: Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch.
Lời giải:
Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Các loại miễn dịch, gồm có:
– Miễn dịch không đặc hiệu: Mang tính bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, dịch nhày và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính) đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
– Miền dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, bao gồm hai loại:
+ Miễn dịch tế bào: là miễn dịch có sự tham gia của tế bào limpho T độc. Các tế bào mang kháng thể này tiêu diệt virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Đối với các bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào có vai trò chủ lực.
+ Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limpho B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng trong cơ thể (máu, hệ bạch huyết, dịch tủy sống, màng phổi, màng bung, dịch khớp và dịch màng ối). Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch mật, dạ dày… ). Chúng làm ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.
Bài 5 trang 157 sgk Sinh học 10 nâng cao: Thế nào là intefêron? Nêu tính chất và vai trò của intefêron.
Lời giải:
Intefêron là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Inteferon có tính đặc hiệu loài: nó có thể bảo vệ tế bào sinh ra nó và các tế bào lân cận khỏi tránh virut nhờ cơ chế enzim trong một thời gian ngắn, nhưng không thể bảo vệ tế bào của loài khác. Nó làm tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích tăng số lượng của một loạt tế bào miễn dịch (đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào limpho).
⇒ Do đó, nó là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và tế bào ung thư.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 158 : Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47
Tên bệnh và tác nhân gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây lan | Phòng tránh |
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) | Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung | Lây truyền qua đường quan hệ tình dục |
– Giữ vệ sinh – Thực hiện tình dục an toàn |
Bệnh viêm gan B (Virut HIV) | |||
Bệnh dại (Virut Rhabdo) |
Lời giải:
Tên bệnh và tác nhân gây bệnh | Triệu chứng và tác hại | Phương thức lây lan | Phòng tránh |
Bệnh Chlamydia (Vi khuẩn Chlamydia) | Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương hai vòi trứng dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung | Lây truyền qua đường quan hệ tình dục |
– Giữ vệ sinh – Thực hiện tình dục an toàn |
Bệnh viêm gan B (Virut HIV) | Vàng da, sưng gan, có thể bị xơ gan, ung thư gan. | Lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường tiêu hóa. |
– Thực hiện an toàn tình dục. – Không tiêm chích ma túy. – Thực hiện truyền máu an toàn. – Vệ sinh ăn uống. |
Bệnh dại (Virut Rhabdo) | Người bị chó (mèo) dại cắn tùy theo vết thương nông, sâu, gần hay xa thần kinh trung ương mà phát bệnh nhanh hay chậm. Có thể sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết. Bệnh dại cho chó. | Do bị chó (mèo) dại cắn phải. | – Tiêm phòng khi bị chó cắn phải phải tiêm ngừa và theo dõi con chó. Nếu chó phát dại thì tiêm đủ liều. |
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 47 trang 159 : Báo cáo trước lớp
Lời giải:
Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày ngắn gọn trước lớp bản báo cáo của mình. Cả lớp thảo luận, bổ sung.