Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 5: Giới Động vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 5 trang 19: Hãy nêu các đặc điểm về cấu tạo và lối sống của động vật khác biệt với thực vật.

Lời giải:

Thực vật Động vật

– Tự dưỡng.

– Thành tế bào có xenlulôzơ.

– Sống cố định.

– Cảm ứng chậm.

– Dị dưỡng.

– Thành tế bào không phải xenlulôzơ.

– Hệ vận động và hệ thần kinh phát triển. Sống vận động và di chuyển tích cực.

– Có khả năng phản ứng nhanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 5 trang 19: Hãy nghiên cứu sơ đồ ở hình 5 và chỉ ra các đặc điểm khác nhau giữa các nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Lời giải:

Động vật không xương sống Động vật có xương sống

– Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.

– Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.

– Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai).

– Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.

– Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.

– Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng, (nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

Bài 1 trang 20 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu các đặc điểm của giới Động vật.

Lời giải:

– Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.

– Động vật sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn của các cơ thể khác, chúng có khả năng vận động và di chuyển tích cực và phản ứng nhanh đối với các kích thích từ môi trường.

Bài 2 trang 20 sgk Sinh học 10 nâng cao: Động vật khác với thực vật ở những đặc điểm nào?

Lời giải:

Thực vật Động vật

– Tự dưỡng.

– Thành tế bào có xenlulôzơ.

– Sống cố định.

– Cảm ứng chậm.

– Dị dưỡng.

– Thành tế bào không phải xenlulôzơ.

– Hệ vận động và hệ thần kinh phát triển. Sống vận động và di chuyển tích cực.

– Có khả năng phản ứng nhanh.

Bài 3 trang 20 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu các đặc điểm khác biệt giữa nhóm động vật không xương sống và có xương sống.

Lời giải:

Động vật không xương sống Động vật có xương sống

– Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.

– Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.

– Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai).

– Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.

– Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.

– Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng, (nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

Bài 4 trang 20 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu các lí do phải bảo tồn các động vật quý hiếm.

Lời giải:

Động vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và con người.

– Trong tự nhiên, động vật tham gia vào tất cả các khâu của các mạng lưới dinh dưỡng và đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái.

– Đối với con người, động vật cung cấp nguồn thức ăn, nguyên vật liệu, dược phẩm. Trong đó, có rất nhiều động vật quý, nhưng do sự khai thác bừa bãi nhiều động vật quý hiếm dần và có nhiều loài bị tuyệt chủng.

Vì vậy, chúng ta phải bảo tồn các động vật quý hiểm này để bảo tồn đa dạng sinh học và còn thu được nguồn lợi từ chúng.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 6 trang 22 : Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật. Em đã làm gì để đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh vật?

Lời giải:

a) Chúng ta phải bảo tồn sự đa dạng sinh vật vì sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người:

– Đa dạng sinh vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người: mỡ, gluxit, prôtêin, các loại vitamin, các yếu tố khoáng ở mức vi lượng và đại lượng… Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ vô tận đã được chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên.

– Đa dạng sinh vật là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định tính bền vững của môi trường. Ngoài ra còn tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, tạo ra các môi trường văn hoá, hình thành các cảm hứng nảy sinh các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc, hoạ, hình thành các khu du lịch, tham quan có giá trị nhân văn cao.

– Đa dạng sinh vật là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác, kiềm chế sự xói mòn, điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, tạo cơ sở cho sự tồn tại sự sống lâu dài trên Trái Đất.

– Đa dạng sinh vật còn tạo ra cơ sở vật chất để khai thác làm nguyên liệu tạo ra các công cụ sản xuất, nhà ở, nguyên liệu quý hiếm để xuất khẩu, nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần.

b) Để bảo vệ sự đa dạng sinh vật, các em cần phải:

– Có ý thức và hành vi bảo vệ thực vật (trồng cây, bảo vệ cây, ngăn chặn tàn phá rừng, khai thác gỗ không kế hoạch…) và bảo vệ động vật (làm tổ chim, không săn bắt động vật non, ngăn chặn khai thác bừa bãi, mua bán, xuất khẩu các loại thú rừng quý hiếm …).

– Bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, chú ý mọi lao động sản xuất đểu phải đặt trong mối quan hệ sinh thái học.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1091

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống