Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Thí nghiệm với enzim catalaza Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN
Cách tiến hành – Cho 1 lát khoai tây sống vào trong tủ lạnh hoặc khay nước đá trước thí nghiệm 30 phút, 1 lát đem luộc chín, 1 lát để ở nhiệt độ phòng.
– Nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2 O2
– Quan sát hiện tượng và so sánh lượng bọt khí ở mỗi lát.
– Bước 1 : Nghiền mẫu vật
Loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố để tách rời và phá vỡ các tế bào gan. Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều.
Sau đó, lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng.
– Bước 2 : Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào. Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau đó, khuấy nhẹ rồi để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau: dứa tươi gọt sạch, thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào ống nghiệm sạch.
Để ống nghiệm trên giá trong thời gian từ 5-10 phút.
– Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn. Nghiêng ống nghiệm và rót cồn êtanol 70 -90o dọc theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm.
Để ống nghiệm trên giá trong khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm. Chúng ta có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
– Bước 4 : Tách ADN ra khỏi lớp cồn
Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gẫy nên khi vớt ADN ra khỏi ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng.
Hiện tượng – Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng
– Lát khoai tây chín: không có bọt
– Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng
Có kết tủa trắng và nổi lên trên lớp cồn
Giải thích – Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng → Chứa nhiều enzim catalaza.
– Lát khoai tây chín: không có bọt → không còn enzim catalaza do đã bị phá hủy bởi nhiệt độ cao.
– Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng → hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp
Kết tủa và nổi lên là ADN
Trả lời các câu hỏi – Cho nước rửa chén vào nhằm sử dụng các hóa chất trong chất tẩy rửa có hoạt động bề mặt mạnh, sẽ giúp phá vỡ màng tế bào và màng nhân.
– Dùng enzim có trong quả dứa để phá hủy và làm biến tính protein.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1072

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống